Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê
Ngày đăng: 23/08/2014

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Theo tính toán, muốn tái canh một ha cà-phê, cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn, không phải hộ nông dân nào cũng có khả năng xoay xở. Ngay cả trong trường hợp đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thì cũng chỉ được 80%, còn lại là vốn tự có.

Trong khi đó, phải sau tái canh từ 3 đến 5 năm, vườn cà-phê mới cho thu hoạch. Trong khoảng thời gian chờ đợi, người dân vẫn phải trang trải các chi phí cuộc sống hằng ngày, trả lãi suất ngân hàng với mức 9%/năm. Nếu hộ dân nào không có nguồn tài chính dự trữ thì cuộc sống sẽ rất khó khăn.

Để những hộ nông dân mạnh dạn vay vốn thực hiện tái canh cây cà-phê, chúng tôi mong muốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm lãi suất cho vay; các ngành và đơn vị liên quan triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà-phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng).

Về mặt kỹ thuật, các hộ dân cần được tham gia tập huấn, hội thảo chuyển giao công nghệ để học hỏi những phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch tốt nhất vì hiện nay, hầu hết cà-phê sau thu hoạch không đạt tiêu chuẩn hạng 1 và 2 theo TCVN 4193:2005, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Mặt khác, các cơ quan nghiên cứu nông - lâm - nghiệp cũng cần giúp nông dân lựa chọn giống cà-phê. Thực tế, nhiều trường hợp người dân tự lựa chọn hạt giống và tự ươm trồng nên cây giống không đạt chuẩn, dễ mang mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

08/10/2013
Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

08/10/2013
Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

08/10/2013
Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm” Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm”

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

08/10/2013
Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

09/10/2013