Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao
Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.
Trong các hình thức nuôi cá, tôm, ba ba… thì hiện nay ở Hồng Sơn mô hình nuôi ếch cho lãi khá cao đang được nhiều nông dân ở các xã khác đến tham quan học tập. Đó là mô hình của anh Phạm Ngọc Lợi năm nay 40 tuổi ở thôn 2 xã Hồng Sơn. Anh có 2.500m2 trồng lúa 3 vụ, anh dành 70m2 chia ra 6 ô bao lưới xung quanh để nuôi 2.400 con ếch. Sau 3 tháng hao hụt còn 1.600 con.
Đến tham quan mô hình nuôi ếch của anh Lợi, ai cũng tấm tắc khen vì từ ngày thả ếch con đến nay chỉ mới 2 tháng mà đã đạt 100-150 g/con, có con đến 200g. Mô hình này dễ làm, bỏ vốn ít nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần trồng lúa.
Anh Lợi cho biết: "Tôi đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn, làm lồng lưới sợi nilon, thuốc, số tiền chi phí là 5.500.000 đồng. Thời gian 3 tháng sẽ thu hoạch, ếch có trọng lượng bình quân 300 g/con, tôi thu được 0,5 tấn. Giá bán tại chỗ 25.000 đồng/kg, sẽ thu được 12.500.000 đồng. Sau khi trừ chi phí tôi có lãi 7 triệu đồng.
Chỉ 70m2 ruộng lúa và 6 lồng nuôi ếch, trong 3 tháng lãi 7 triệu đồng, cao hơn 3 lần trồng 1 sào lúa". Đây là mô hình nuôi ếch đầu tiên ở Hồng Sơn, nhờ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nên trong 3 tháng anh thu lãi khá cao. Mô hình này sẽ có nhiều nông dân đến học tập.
Có thể bạn quan tâm
Ngư dân tỉnh Bình Định đã không chút sờn lòng, mà còn đóng mới thêm nhiều tàu cá có công suất lớn để bám biển, mặc cho tàu Trung Quốc điên cuồng phá hoại.
Ngày 22.5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).
Hai tổ chức chứng nhận Friend of the Sea (FOS) và GlobalGAP đã công bố cùng hợp tác trong việc dán nhãn tiêu dùng cho hơn 2 triệu tấn thủy sản nuôi.
Những năm gần đây, thường cứ vào tháng 5-6 là thời điểm dịch bệnh tai xanh lại bùng phát trên đàn lợn và diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu thiệt hai do dịch bệnh gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Ông Hà Văn Rem, một trong những nông dân có nhiều thâm niên trong việc trồng môn cho biết, nhờ trồng môn mà đời sống người dân trong ấp Đại An (Trà Vinh) không ngừng được cải thiện, nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố đã mọc lên từ thu nhập “trồng môn”.