Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, có 45 ao nuôi cá tra với tổng diện tích 14,28 ha, 47 ao nuôi tôm thẻ chân trắng 18,53 ha và 10 ao nuôi tôm sú trên diện tích 4,45 ha. Cũng theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, việc triển khai thí điểm bảo hiểm thủy sản ở Trà Vinh diễn ra trong thời điểm dịch bệnh phát sinh nhiều và phức tạp hơn so với những năm trước.
Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh được giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Qua gần 2 năm triển khai, kể từ tháng 3-2012, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã ký 113 hợp đồng, với tổng diện tích bảo hiểm gần 59 ha, tổng phí bảo hiểm 10,172 tỉ đồng. Trong đó, có 59 hợp đồng bảo hiểm cá tra, với diện tích 19,7 ha; 44 hợp đồng tôm thẻ chân trắng, với diện tích 32,88 ha và 10 hợp đồng tôm sú, với diện tích 6,34 ha.
Có thể bạn quan tâm
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.
Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.
Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.
Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân
Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.