Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi, Ổn Định Đầu Ra Sản Phẩm
Câu lạc bộ (CLB) nuôi chim cút ở Hoài Nhơn (Bình Định) được thành lập từ năm 2004, từ 5 thành viên ban đầu, đến nay đã phát triển lên 16 thành viên, nuôi tổng số trên 100 ngàn con chim cút lấy trứng. Số hộ nuôi nhiều nhất là ở xã Hoài Thanh Tây, với 5 hộ, mỗi hộ nuôi từ 5.000 con trở lên.
Anh Trần Đình Thậm - chủ trang trại nuôi chim cút ở xã Hoài Hương, Chủ nhiệm CLB - cho biết: Trước đây bà con chỉ nuôi theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, nên hiệu quả kinh tế không cao; việc trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi gặp không ít khó khăn. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, được sự quan tâm của Hội Nông dân Hoài Nhơn, CLB nuôi chim cút được thành lập.
Các thành viên cùng hỗ trợ nhau về kỹ thuật chăn nuôi, liên kết tìm đầu ra sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi… Hàng quý, CLB tổ chức họp hội viên một lần nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc; cùng chia sẻ thông tin thị trường, tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi...
Tiêu biểu như gia đình chị Nguyễn Thị Minh, ở xã Hoài Thanh Tây. Khi chưa tham gia CLB, chị nuôi trên 2.000 con chim cút, do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình nuôi lượng chim cút bị hao hụt khá nhiều, đầu ra sản phẩm khó khăn.
Từ khi tham gia CLB, có được chỗ dựa tinh thần vững chắc, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư cả trăm triệu đồng mở rộng quy mô chuồng trại, chăn nuôi bài bản hơn. Hiện gia trại của chị nuôi khoảng 12.000 con chim cút, trong đó có 11.000 con cút đẻ trên 9.000 trứng/ngày.
Với giá bán sỉ 480 đồng/trứng cút thường, sau khi trừ tất cả chi phí chăn nuôi, công xá… gia đình chị có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày; nếu bán trứng cút lộn thì thu nhập tăng 30%, chưa kể thu nhập thêm 4 triệu đồng/tháng từ bán phân cút. Để cung ứng trứng cút lộn và cút giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, gia đình chị đã đầu tư 2 buồng ấp trứng, mỗi buồng ấp 5.000 trứng/lần. Thu nhập bình quân từ nuôi chim cút (sau khi trừ chi phí) của gia đình chị Minh trên 200 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá chung của các thành viên CLB, cái được lớn nhất khi tham gia CLB là có sự chia sẻ thông tin tốt hơn. Trước đây, cứ mạnh ai nấy làm nên hiệu quả không cao, khi đã vào CLB thì mọi người đều tự tin hơn trong chăn nuôi, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi... nên hiệu quả kinh tế từ nuôi chim cút ở Hoài Nhơn luôn khá cao và ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.
Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.
Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Để cây trồng vụ mùa năm 2014 cho năng suất, sản lượng cao, hiện nay nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã và đang tích cực ra đồng làm cỏ, bón thúc và thực hiện các biện pháp chăm sóc khác với quyết tâm giành một vụ mùa mới đầy thắng lợi.