Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học

Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 13/08/2013

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

DNTN Dương Hùng đang hướng dẫn cách nuôi cho các hộ thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn sinh học ở xã Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình). Ảnh: M.Đ

Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến phải đối mặt với nhiều rủi ro do thời tiết diễn biến phức tạp. Năng suất từ các phương thức nuôi tôm này giảm đáng kể, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tôm nuôi trong tỉnh, ảnh hưởng đến đời sống người nuôi tôm. Để khắc phục tình trạng tôm nuôi chết và xây dựng mô hình tôm nuôi ATSH, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với DNTN Dương Hùng và Công ty Trúc Anh tổ chức hội thảo về chủ đề này. Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty Trúc Anh, cho biết: “Chúng tôi tham gia đầu tư xây dựng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm ATSH cho nông dân. Đồng thời tạo điều kiện để nông dân liên kết và có trách nhiệm với cộng đồng. Nông dân sẽ cải tạo ao và xuống giống đồng loạt, nuôi theo phương thức sử dụng thuốc vi sinh thân thiện với môi trường…”.

Với mô hình trên, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện lựa chọn địa điểm, các hộ nông dân để triển khai thực hiện. Theo đó, DNTN Dương Hùng hỗ trợ tôm sú giống, Công ty Trúc Anh hỗ trợ kỹ thuật và các sản phẩm vi sinh. Mô hình được triển khai thí điểm tại 6 huyện trong tỉnh với 13 điểm trình diễn, mỗi điểm có diện tích từ 5 - 10ha. Hơn 1.000 hộ nông dân nuôi tôm trong tỉnh được DNTN Dương Hùng và Công ty Trúc Anh hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm vi sinh, phương pháp phòng ngừa và trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm, cách chọn và bắt con giống tốt, nuôi mật độ như thế nào để đạt hiệu quả cao…

Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng được một điểm trình diễn ở ấp Năm Căn (xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi). Hội cũng đã thành lập tổ hợp tác sản xuất với 7 thành viên. Ông Nguyễn Văn Dẹt (ấp Năm Căn, xã Hưng Thành) có hơn 1ha được đầu tư nuôi tôm theo mô hình, cho biết: “Tôi được Hội Nông dân tỉnh và Công ty Trúc Anh, DNTN Dương Hùng tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 15.000 con tôm post và thuốc vi sinh… Hiện nay, tôm nuôi được gần 2 tháng, phát triển khá tốt”. Các thành viên trong tổ hợp tác sản xuất đều được kỹ sư nuôi tôm Công ty Trúc Anh hướng dẫn và theo dõi trong suốt quá trình nuôi đến khi thu hoạch. Mỗi khi tôm nuôi gặp sự cố, các thành viên trong tổ hợp tác và kỹ sư trao đổi nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, không để tôm nuôi bị thiệt hại nặng.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức trình diễn các mô hình nuôi tôm ATSH ở các huyện còn lại. Đây là mô hình không chỉ mang tính hỗ trợ, mà còn tạo điều kiện cho nông dân cùng hợp tác sản xuất đạt hiệu quả.

Ông Trần Văn Út, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: “Xuất phát từ thực tế nông dân nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên Hội đã phối hợp với Công ty Trúc Anh và DNTN Dương Hùng xây dựng mô hình nuôi tôm ATSH, nhằm giúp nông dân nuôi tôm lỡ bị thất bại có điều kiện tái đầu tư sản xuất”.

Sau khi mô hình nuôi tôm ATSH đạt hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh sẽ phát động và nhân rộng mô hình trong nông dân, từng bước chuyển đổi phương pháp nuôi tôm theo hướng an toàn và thân thiện với môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Vì sao 32.000 tấn tôm cá Việt bị trả về Vì sao 32.000 tấn tôm cá Việt bị trả về

Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.

02/11/2015
 Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

02/11/2015
Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng

02/11/2015
Đưa xoài Cát Chu sang Nhật Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

02/11/2015
Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

02/11/2015