Huyện U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng
Trước tình hình cá đồng có nguy cơ bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức như đã qua, huyện U Minh (Cà Mau) đang dần hình thành một số mô hình ươm cá giống nuôi cá đồng bán công nghiệp.
Ngoài các dự án được đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân còn phát triển mô hình nuôi cá đồng dưới tán rừng, trên ruộng lúa. Đây cũng là phương thức nuôi cá tự nhiên nhưng cho sản lượng cao. Hiện nay, huyện U Minh vẫn duy trì hơn 21.000 ha nuôi cá đồng, tập trung nhiều thuộc khu vực lâm phần rừng tràm, sản lượng cá đồng cho thu hoạch hàng năm hơn 15.000 tấn, doanh thu hàng tỷ đồng.
Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 9, tôi có chuyến công tác một số tỉnh miền Trung để tìm hiểu thực tế mô hình nuôi tôm, ốc hương ở vùng đất đầy nắng gió, con người cần cù và chịu khó.
Rau xanh trên địa bàn Hà Nội đang khan hiếm nên tăng giá mạnh, mỗi ngày một giá khiến không ít người phải chuyển sang mua các loại rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc, mặc dù biết rõ chúng chưa chắc đã đảm bảo an toàn.
Loại quả với tên gọi nho chuỗi ngọc gây xôn xao trên cộng đồng mạng có giá 2 triệu đồng/kg được bán tại các siêu thị châu Âu với mức giá khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg.
Ở lưng chừng đèo Lò Xo, một gã thanh niên để đầu trần chạy xe máy tay cầm mấy chùm sâm lủng lẳng mời chào các bác tài xe khách, xe container, xe du lịch với tiết lộ "uống khỏe, uống sung".
Những ngày gần đây, nhiều người dân Hà thành lùng mua một loại quả có giá lên đến 2 triệu đồng/kg.