Tuy Phước được mùa thủy sản năm 2015
Người nuôi tôm ở Tuy Phước thu hoạch tôm nuôi bán cho thương lái.
Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm nay, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 99,17% so với kế hoạch;
Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha đủ điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm, cua, cá) theo phương thức “đánh tỉa, thả bù”.
Đến nay đã cơ bản thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.482 tấn, tăng 2,7% so với năm trước.
Riêng năng suất tôm nuôi đạt gần 1.037kg/ha, tăng 1,78%, sản lượng tôm 1.003 tấn, tăng 2,35%; các loại thủy sản khác 284 tấn, tăng 2,1%.
Đạt được hiệu quả như vậy còn là nhờ cơ sở hạ tầng NTTS trên địa bàn huyện được nhà nước từng bước đầu tư đồng bộ, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng;
Công tác khuyến ngư được tăng cường, ngay từ đầu vụ ngành chức năng tổ chức tập huấn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tôm; xây dựng, chuyển giao nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục NTTS và UBND 2 xã Phước Thắng, Phước Sơn thành lập Ban quản lý NTTS vùng nuôi an toàn sinh học và xây dụng quy ước cộng đồng vùng nuôi thôn Đông Điền - Phước Thắng, có 45 hộ tham gia;
Vùng nuôi thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn, có 23 hộ tham gia, đạt kết quả khả quan trong cộng đồng nuôi tôm.
Ông Phạm Quang Ân cho biết thêm, bên cạnh niềm vui được mùa, vẫn còn một số vùng nuôi gặp khó.
Đó là vùng nuôi xã Phước Hòa và Phước Thắng, do tỉ lệ ngọt hóa cao nên tôm nuôi chậm lớn, phát sinh dịch bệnh; việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư, nên năng suất thủy sản nuôi đạt thấp.
Cũng theo ông Ân, ở vụ nuôi tôm 2016, Phòng NN&PTNT huyện sẽ làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4 xây dựng quy chế điều tiết nước hợp lý, khi xả nước sông Côn ra đầm Thị Nại, 2 xí nghiệp này có trách nhiệm điện báo cho UBND các xã biết trước để thông báo cho bà con NTTS đóng hết các cổng đập cấp nước nuôi tôm, chờ khi triều cường lên mới lấy nước mặn vào để bảo đảm độ mặn nuôi tôm
Mặt khác, Phòng NN&PTNT sẽ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, NTTS;
Tăng cường chống nạn xung điện, xiếc máy, sử dụng kích điện khai thác, đánh bắt thủy sản; xử lý đăng chắn, lưới lồng để bảo đảm nguồn lợi thủy sản sinh sôi, phát triển bảo đảm cho nghề NTTS phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.
Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.
Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.
Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.
Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.