Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra
Ngày đăng: 26/05/2012

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.

Hình thức hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nuôi tôm sú, tôm chân trắng mắc bệnh nêu trên được hỗ trợ một phần chi phí con giống để khôi phục lại sản xuất đối với hình thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.

Điều kiện hỗ trợ: Kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi mắc một trong các bệnh nên trên; có đăng ký chăn nuôi theo quy định tại Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; tuân thủ thời gian ngắt vụ theo quy định của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các ngành chuyên môn về phòng chống dịch bệnh.

Mức hỗ trợ: Đối với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh: mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến: mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao

Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.

11/10/2013
Nỗ Lực Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Nỗ Lực Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Quảng Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh với kỳ vọng chấm dứt kiểu khai thác tràn lan, tận diệt.

11/10/2013
Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

11/10/2013
Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

11/10/2013
Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

11/10/2013