Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.
Hình thức hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nuôi tôm sú, tôm chân trắng mắc bệnh nêu trên được hỗ trợ một phần chi phí con giống để khôi phục lại sản xuất đối với hình thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
Điều kiện hỗ trợ: Kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi mắc một trong các bệnh nên trên; có đăng ký chăn nuôi theo quy định tại Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; tuân thủ thời gian ngắt vụ theo quy định của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các ngành chuyên môn về phòng chống dịch bệnh.
Mức hỗ trợ: Đối với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh: mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến: mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Related news
Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.
Tuesday. January 22nd, 2013
Cây Bưởi Diễn Trên Đất Việt Đoàn (Bắc Ninh) Tuy mới chỉ được người dân xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du - Bắc Ninh) đưa vào trồng khoảng 7 đến 8 năm nay nhưng cây bưởi Diễn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.
Wednesday. January 23rd, 2013
Tự Nhiên Nông Dân Mất Mùa Chuối Tết Ở Hà Nội Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.
Thursday. January 24th, 2013
750 Nông Hộ Tham Gia Trồng 50 Ha Tỏi An Toàn Ở Ninh Thuận Dự án cạnh tranh nông nghiệp và Trung tâm Tư vấn - phát triển công nghệ Nha Hố đã đầu tư 1,7 tỉ đồng cho 750 nông hộ xã Thanh Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) và phường Văn Hải (T.p Phan Rang Tháp Chàm) nhằm mở rộng 50 ha diện tích trồng tỏi an toàn trong vụ đông xuân 2012 – 2013.
Friday. January 25th, 2013
Thắc Thỏm Giữa Mùa Hành Tết Ở Vĩnh Châu Giá củ hành tím ở Sóc Trăng đã tăng trở lại và đang ngập ngừng ở mức 15.000 đồng/kg khiến một số nhà rẫy đang trong tâm trạng phập phồng càng nôn nao hơn. Bởi trước đó không lâu, từ tháng 10 âm lịch, giá hành đầu mùa bỗng nhảy lên 25.000 đồng/kg rồi lao dốc mạnh đã khiến người dân trồng hành đặc sản ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hụt hẫng.
Friday. January 25th, 2013