Mùa chem chép

Bờ biển khu phố 2 – Mũi Né (Bình Thuận), thời gian này sôi động hẳn bởi ngày nào cũng có vài chục người cào chem chép sữa, người cân, vô bao, sàn lọc chở đi bán. Một không khí nhộn nhịp giữa những buổi trưa nắng nóng. Gia đình anh Tuấn (Hòa Thắng, Bắc Bình) cũng có mặt, ngày hôm nay anh Tuấn và cha ruột cũng cào được 3 bao chem chép. Mỗi bao gần 90kg, nên thu nhập của 2 cha con cũng được vài trăm ngàn. Tháng này ở Mũi Né nhưng vài tháng nữa, sẽ làm ở Tiến Thành.
Cào chem chép sữa chỉ có một dụng cụ duy nhất, đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng. Đó cũng là cách kiếm sống của ngư dân vào những khi biển trở gió. Tại bờ biển chúng tôi còn thấy có cả những người ở Hòa Đa (Bắc Bình), thanh niên địa phương.
Dọc bờ biển khu phố 2, nhiều nhóm cào chem chép, đóng vào bao tải
Anh Tuấn (Hòa Thắng) với những bao chem chép sữa sau cả buổi chiều làm việc cùng với cha ruột
Đầu nậu (góc trái) thu mua tại chỗ
Dụng cụ để cào chem chép sữa
Có thể bạn quan tâm

Từ khu đất bỏ hoang hơn 10 năm nay, anh Võ Thanh Sơn (Vạn Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã mạnh dạn cải tạo để trồng thanh long. Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây thanh long bước đầu đã cho thu nhập, hứa hẹn hiệu quả kinh tế.

Thanh Lương là xã trọng điểm về diện tích cây ăn trái của thị xã Bình Long (Bình Phước), bao gồm các loại cây như: nhãn, quýt đường, cam, bưởi, chanh. Trong đó nhãn chiếm khoảng 400ha tập trung chủ yếu ở ấp Thanh An.

Sáng 25/9, Ban Quản lý Dự án AGB phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tại Lào Cai.

Nhiều gia đình trồng hồng tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang thu mua hồng tại vườn với giá 6.500 đến 7.000 đồng/kg.
Đây là nội dung chính trong buổi gặp gỡ và tọa đàm giữa doanh nghiệp (DN), nhà vườn trồng xoài ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).