Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 38.000 đồng/kg đến trên 40.000 đồng/kg (tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 2.000 - 5.000 đồng/kg) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, cứ đầu tư trên - dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Trong khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên việc tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng cao. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên - dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với 2 ao rộng 500 m2 phía sau nhà, anh Lê Văn Sơn ở xã Phú Thành A đã thả nuôi hơn 15.000 con cá lóc giống đầu nhím, sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng 5,1 tấn cá lóc đầu nhím thương phẩm, bán với giá 40.000 đồng/kg, anh Sơn có thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc anh Sơn còn thực lãi hơn 80 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Tam Nông có gần 100 ha mặt nước ao, hầm, lồng, bè, mùng lưới… tập trung nhiều tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, An Hòa, Phú Hiệp và Phú Cường.
Có thể bạn quan tâm

Một số người cho rằng nhiều đất và nhiều vốn mới có thể làm giàu. Song ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), có những nông dân ít đất, ít vốn nhưng nhờ nắm vững kỹ thuật trồng rau, họ vẫn trở nên khá giả.

Vụ 3 năm nay, anh Văng Hữu Sản (ngụ ấp Khánh Hưng, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) chuyển đổi đất lúa sang trồng sen lấy gương xen canh nhiều mô hình nuôi trồng khác cho thu nhập rất khả quan.

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

Dự án vùng nuôi tôm xã An Hải được quy hoạch trên diện tích 20ha tại thôn Xuân Hòa, do 3 doanh nghiệp cùng đầu tư, gồm: Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Xanh, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ.

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.