Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu
Ngày đăng: 24/04/2014

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là nội dung tại Quyết định số 580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định này, cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ gồm: ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại. Đối tượng được hỗ trợ là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân.

Các đối tượng trên muốn được hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện được UBND xã xác nhận đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trong vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 trên diện tích đất trồng lúa. Đồng thời, việc chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hỗ trợ đến 2 triệu đồng/1 ha

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì được hỗ trợ chi phí về giống để chuyển đổi, nhưng không vượt quá 2 triệu đồng/1 ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.

Về cơ chế hỗ trợ, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% cho các địa phương trong vùng để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu. Riêng thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 50%.

Trường hợp hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm để xác định chủng loại cây trồng, diện tích chuyển đổi phù hợp; hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi.

Đồng thời, căn cứ nhu cầu thực tế về chuyển đổi trên đất lúa của địa phương, các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét có chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài chính sách quy định trên.


Có thể bạn quan tâm

An Giang Đứng Đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa An Giang Đứng Đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.

08/12/2013
Cây Bơ Cho “Trái Vàng” Cây Bơ Cho “Trái Vàng”

Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.

27/12/2013
Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu

Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

08/12/2013
Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

27/12/2013
Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết

Được hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học và canh tác theo hướng sinh thái nên sản phẩm rau màu của HTX ngày càng được thị trường ưa chuộng.

08/12/2013