Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới

Theo dự án, từ năm 2015 đến năm 2017 sẽ có 7.000 nông dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà sẽ được tập huấn về phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, hướng tới sản xuất cà phê bền vững, thân thiện với môi trường. Góp phần khắc phục tình trạng lâu nay người dân sản xuất cà phê theo kiểu truyền thống, không định lượng được lượng nước tưới hợp lý nên gây lãng phí cả về nhân lực lẫn nhiên liệu…
Dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê” do Tập đoàn Nestle toàn cầu và cơ quan Hợp tác phát triển Thụy sĩ tài trợ, triển khai trên địa bàn huyện Đak Hà (nơi được cho là trung tâm của vùng chuyên canh cây cà phê của tỉnh Kon Tum).
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang (Hà Tĩnh), nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.

Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.