Diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu tăng
Các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trổ đòng bị nhiễm rầy nâu với mật số trung bình 500 - 1.000 con/m2, chủ yếu ấu trùng tuổi 5 tập trung tại quận Thốt Nốt. Tuần qua, có 855 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 227 ha so cùng kỳ năm 2014, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 - 10%, phân bố tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Bình Thủy.
Ngoài ra, một số diện tích lúa hè thu 2015 ở huyện Vĩnh Thạnh còn bị bù lạch gây hại với diện tích khoảng 232ha. Căn cứ vào điều kiện thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ngành nông nghiệp dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Ngoài ra, nông dân cần lưu ý bù lạch, ốc bươu vàng, muỗi hành; tình trạng thiếu nước đầu vụ và hiện tượng ngộ độc hữu cơ ở những ruộng lúa không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém…
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng quỹ đất công, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng gia sản xuất để gây quỹ rồi cho chính các hội viên của mình vay để xóa đói giảm nghèo - một cách làm hay của xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai).
Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có hơn 280 hộ dân là làm nghề nuôi trồng thủy sản. Qua giới thiệu của bác Lựu, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp tôi được biết đến cơ sở ương nuôi cá chim giống qua đông đạt hiệu quả cao của ông Chinh – xóm Nội.
Sau một thời gian rớt giá, trong tuần qua, giá tôm biển các loại đã nhích lên từ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiện tôm thẻ chân trắng (chiếm trên 90% diện tích thả nuôi) loại 100 con/kg có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu trúng vụ, người nuôi chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít...
Thời gian gần đây, mỗi ngày có tới 8-15 tấn banh lông được mua tại cảng An Thới, huyện đảo Phú Quốc để vận chuyển đi các nơi nhưng chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Loại hải sản thuộc dòng họ hải sâm này, ngay cả nhiều ngư dân đánh bắt cũng chưa một lần ăn thử. Nhưng giờ thì người người, nhà nhà đang kéo nhau đi cào banh lông, khiến ngư trường biển Tây thêm một phen dậy sóng...
Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.