Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Để Trái Vải Việt Nam Sớm Thâm Nhập Thị Trường Australia

Hỗ Trợ Để Trái Vải Việt Nam Sớm Thâm Nhập Thị Trường Australia
Ngày đăng: 28/09/2014

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ nước này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trái vải Việt Nam sớm được nhập khẩu vào thị trường này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia, đây là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới. Hiện tại, Australia chưa chấp nhận nhập khẩu bất cứ loại trái cây tươi nào của Việt Nam mà mới chuẩn bị thí điểm cho nhập khẩu trái vải.

Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để đưa trái vải Việt Nam vào thị trường này. Dự kiến, đến mùa vải năm 2015, trái vải Việt Nam sẽ chính thức xuất khẩu vào thị trường Australia.

Để góp phần đưa trái vải nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Australia, ngay sau khi được chính phủ nước này cấp phép, Thương vụ Việt Nam tại Australia xây dựng Đề án Nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trái vải Việt Nam sang thị trường Australia.

Đề án sẽ tập trung vào các hoạt động chính như: nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ trái vải của Australia và các quy định về kiểm dịch đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về trái vải của Việt Nam. Đồng thời, Thương vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có liên quan xây dựng bộ thông tin chuẩn về trái vải Việt Nam, lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia để quảng bá.

Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ phối hợp với Hội doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo với nội dung “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Mục tiêu nhằm vận động các doanh nghiệp Việt kiều đưa trái vải tiêu thụ trong hệ thống chợ do người Việt và người Á Đông tại Australia làm chủ, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia nói chung. Về lâu dài, Thương vụ sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp trong nước sang kết nối giao thương ngay sau khi nước này cho phép nhập khẩu trái vải Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014
Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

26/06/2014