Giúp Người Nuôi Tôm Tiếp Cận Với VietGAP
Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.
Theo Chi cục Thủy sản, trong giai đoạn 2000 - 2010, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển nóng, trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm không theo kịp đã dẫn đến hậu quả là ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ngày càng cao, rủi ro trong nuôi tôm ngày càng lớn. Mặt khác, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam cũng như người tiêu dùng trong nước ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, việc sản xuất phải có trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và truy xuất được nguồn gốc. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sự ra đời của VietGAP là hết sức cần thiết.
Quy phạm VietGAP trong nuôi trồng thủy sản bao gồm 5 phần với 68 tiêu chí cần phải đáp ứng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trọng tâm của VietGAP là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu vào.
Áp dụng VietGAP trong nuôi tôm là một mô hình sản xuất mới, được triển khai tới bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với mục đích giúp bà con tiếp cận dần với VietGAP và tiến tới áp dụng đại trà. Sản xuất theo VietGAP sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định về sản lượng, kinh tế, xã hội, môi trường; từ đó thể hiện thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, áp dụng VietGAP sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay chuyển sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng,...
Theo một số bà con, việc áp dụng VietGAP trong điều kiện sản xuất hiện nay là khó khăn, bởi trình độ người nuôi tôm còn hạn chế, cơ sở hạ tầng cơ sở nuôi chưa đảm bảo trong khi VietGAP đòi hỏi phải có nhiều chương trình quản lý, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép... Do đó, để áp dụng được VietGAP đại trà trong nuôi thủy sản, cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ cơ quan chức năng, nhất là cần phải có sự khác biệt về giá cả giữa sản phẩm VietGAP với sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống để người nuôi tôm có động lực áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.
Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.
Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.
Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.