Hình Thành Vùng Chuyên Canh Cây Ăn Quả Thu Nhập Gần 300 Triệu Đồng/ha Tại Nga Sơn (Thanh Hóa)
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.
Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, hiện nay huyện có 857 ha cây ăn quả, trong đó vùng chuyên canh hồng xiêm Lái Cấm, bưởi Diễn tập trung ở 4 xã nói trên chiếm 30% diện tích. Cây hồng xiêm Lái Cấm được trồng ở đây từ nhiều đời nay và được coi là cây đặc sản của vùng với độ ngọt, thơm, thịt mịn, màu thẫm đặc trưng.
Bưởi Diễn tuy là cây du nhập nhưng cũng đã khẳng định sự thích hợp cao với khí hậu và đất nơi đây bởi ăn không the, nhiều nước và chất lượng tốt. Cây hồng xiêm hiện đang cho thu hoạch và đến gần Tết Nguyên đán sẽ cho thu hoạch lứa thứ 2 trong năm với giá tại vườn từ 15 đến 20.000 đồng/kg.
Cây bưởi Diễn chủ yếu thu hoạch dịp trước Tết Nguyên đán hằng năm. Do chất lượng các loại quả trên tốt nên chưa bao giờ bị ế hàng. Các chủ vườn cũng không phải đi bán mà luôn có thương lái đến tận vườn thu mua, thậm chí đặt tiền mua cả vườn từ khi các loại quả còn xanh.
Vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung này chính là thành công của huyện Nga Sơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng đất nhiễm mặn, đất cói kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.
Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.
Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là một trong những nơi sản xuất khoai lang xuất khẩu lớn nhất ở ĐBSCL cũng như cả nước, với diện tích dao động mỗi năm từ 8.000 - 10.000 ha. Hiện tại, nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân cũng như các địa phương lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ… đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm.
Vụ tiêu năm 2014 - 2015, các gia đình trồng tiêu ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) rất phấn khởi vì giá tiêu tăng cao so với mọi năm, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Nhiều gia đình nông dân đang muốn tăng diện tích cây tiêu nhưng Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã cảnh báo không nên ồ ạt tăng diện tích cây tiêu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện và làm mất giá tiêu trong những vụ mùa tiếp theo.