Nông Dân Yên Lập Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Yên Lập được triển khai sâu rộng; tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên của các hội viên; góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tạo đà thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.
Hội viên nông dân Đinh Minh Thìn tích cực sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm Đức Hùng đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi ở xã Minh Hòa như: Gia đình hội viên Lê Văn Nghiệp ở khu 7, Đinh Hồng Liên ở khu 5, Đinh Minh Thìn ở khu 6…
Tới thăm mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình nông dân Đinh Minh Thìn ở khu 6, chúng tôi thầm cảm phục nghị lực vượt lên của anh. Tưởng chừng không thể đứng dậy sau vụ tai nạn lao động đã cướp đi một cánh tay khi anh đang ở cái tuổi tràn đầy mơ ước.
Song với ý chí quyết tâm và nhiệt huyết tuổi trẻ, anh Thìn đã vượt lên tất cả, bắt tay vào phát triển kinh tế, hăng say lao động sản xuất với cánh tay còn lại. Năm 2008, gia đình anh Thìn được vay 20 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội do Hội nông dân đứng ra nhận ủy thác, anh đầu tư nuôi mười con lợn thịt, vài chục con gà vịt cùng các loại rau màu ngắn ngày…
Do chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào sản xuất, mô hình kinh tế tổng hợp của anh ngày một phát triển. Đến nay, gia đình anh đã có một hệ thống chuồng trại quy mô lớn, trong chuồng thường xuyên duy trì trên một trăm đầu lợn thịt, 11 lợn nái, gần chục con trâu, bò, 1ha rừng cùng ao thả cá… Mỗi năm trừ chi phí cũng cho gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng…
Đây chỉ là một trong số hàng nghìn hộ nông dân SXKDG của huyện Yên Lập. Được biết, hàng năm huyện có trên 7.300 hộ đăng ký SXKDG các cấp, qua bình xét có hơn 5.000 hộ đạt tiêu chí. Trong năm 2013, số hộ SXKDG cấp Trung ương có 71 hộ, cấp tỉnh 436 hộ, cấp huyện 1.199 hộ, cấp cơ sở có hơn 3.400 hộ. Các cấp hội nông dân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy phong trào phát triển sâu rộng, ngày càng lớn mạnh.
Với những tiêu chí đã quy định hàng năm, Hội nông dân huyện giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ SXKDG cho các cơ sở hội, chỉ đạo các cấp hội thường xuyên kiểm tra, có đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp chỉ đạo phong trào một cách sát thực và hiệu quả.
Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm?Đức Hùng cho biết: “Các cấp hội đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế.
Hội còn chủ động đứng ra tín chấp với ngân hàng, nhận ủy thác cho các hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay lên đến trên 71 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ gia đình SXKDG là trên 11 tỷ đồng. Đồng thời, tích cực vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình sản xuất.
Đến nay, tổng số quỹ đạt trên 800 triệu đồng đã giúp cho gần 50 hộ phát triển sản xuất. Hội còn đẩy mạnh phong trào hội viên tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, cây con giống, kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau giảm nghèo hiệu quả ngay từ cơ sở”.
Ngoài hỗ trợ về vốn, giống dưới nhiều hình thức, Hội còn chủ động phối hợp với Công ty CP supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng cho nông dân hàng trăm tấn phân bón theo hình thức trả chậm; thực hiện hàng chục mô hình sử dụng phân bón khép kín trên cây chè, cây lúa, cây ngô.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y mở nhiều lớp tập huấn về phương pháp sử dụng phân bón, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… cho hàng ngàn lượt hội viên, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng để hội viên áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.
Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.
Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.
Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.
Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…