Hiệu Quả Từ Việc Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Rừng Mới Trồng

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc trồng xen canh cây màu với rừng trồng 1 - 2 năm tuổi nên trong những năm qua, nhiều hộ gia đình tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã mở rộng hình thức canh tác này. Trong đó lớn nhất là tại các xã phía nam của huyện như: Lãng Ngâm, Trung Hoà, thị trấn Nà Phặc, Hương Nê…
Vạt rừng trồng xen canh dong riềng, sắn cao sản của gia đình chị Nông Thị Len, thôn Pù Cà, xã Lãng Ngâm.
Theo thống kê, riêng năm 2011, toàn huyện đã có khoảng 200 ha rừng trồng mới được người dân trồng xen canh một số loại cây màu ngắn ngày như: Ngô, đỗ tương, sắn, lúa nương, dong riềng... đặc biệt, năm 2012, huyện Ngân Sơn trồng thử nghiệm 100 ha dong riềng thì cũng có khoảng 50% diện tích này được bà con trồng xen canh với rừng 1, 2 năm tuổi.
Chúng tôi đến thăm khu rừng mới trồng 1 năm tuổi, rộng 0,5 ha của gia đình chị Nông Thị Len ở thôn Pù Cà, xã Lãng Ngâm nhận thấy rằng những cây sắn phát triển tốt, mọc gần quá đầu người. Chị Len cho biết: nhận thấy diện tích rừng mới trồng có thể xen canh một số loại cây màu nên gia đình chị quyết định trồng sắn cao sản xen canh. Sau một năm trồng thử nghiệm, hiệu quả kinh tế mang lại cho gia đình là rất rõ rệt, vừa có thêm thu nhập từ bán sắn, vừa tiết kiệm được công làm đất, đồng thời do thường xuyên vun xới nên đất rất tơi, xốp, cây rừng phát triển nhanh.
Đồng chí Hoàng Thị Ngọc Lan, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngân Sơn cho biết: việc trồng xen canh tạo cho đất có độ ẩm, tơi xốp giúp cho những cây rừng mới trồng phát triển rất nhanh. Đặc biệt, những diện tích trồng rừng năm thứ nhất, thứ 2 là thời điểm trồng xen canh một số cây hoa màu ngắn ngày là hiệu quả nhất. Không những thế, trồng xen canh và phải thường xuyên chăm sóc cây màu nên người dân sẽ có điều kiện theo dõi tình hình phát triển hoặc sâu bệnh trên cây rừng, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Một công đôi việc, vừa có được thu nhập từ những cây trồng xen canh, vừa chăm sóc được rừng trồng, hiệu quả là không thể phủ nhận. Trong những năm tới huyện Ngân Sơn sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân dân trồng xen canh với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đây sẽ là bước đệm góp phần quan trọng vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ dễ thích nghi với nhiều chân đất, ít tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua chuối lùn đã trở thành cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương ở Quảng Nam. Thực tế cho thấy, từ hướng đi này, hàng nghìn hộ dân đã trả lại “sổ nghèo” và vươn lên làm giàu

Hẹn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, lần nào cũng lỡ cỡ vì ông bận, cũng bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại, những chuyến đến thăm của nhiều nông dân hỏi về ứng dụng của bóng đèn ôzôn. Còn nhớ cách đây cả năm, gặp tôi, ông cứ úp mở về chuyện đèn ôzôn được đưa cho nông dân để thắp cho thanh long ra hoa, để khử mùi, khử khuẩn cho chuồng trại gia súc nhưng tịnh không tiết lộ cụ thể ở đâu.

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ

Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, tăng năng suất đem lại lợi nhuận thì việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều người dân. Vì vậy, thời gian qua, thị trấn Trà Lồng, huyện Long Mỹ đã vận động thành lập các tổ, nhóm sản xuất để hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho bà con nông dân, trong đó có câu lạc bộ (CLB) trồng rau màu sạch ở ấp Khánh Hưng 1

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.