Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.
Theo anh Nhớ, trồng tiêu bằng trụ sống hạn chế được nhiều loại bệnh, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch mỗi trụ 3-4 kg. Anh Nhớ chia sẻ kinh nghiệm: Trồng tiêu trên cây keo phải thường xuyên phun thuốc để diệt rầy, vì cây keo có nhiều loại rầy gây hại, đặc biệt là vào mùa mưa.
Tương tự, vườn tiêu gần 500 trụ trồng bằng cây keo đã cho thu hoạch hơn 5 năm của gia đình anh Đinh Voh (thôn Tơ Drăh 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) vẫn cho thu hoạch đều đặn mỗi năm trên 1 tấn. Anh Voh chia sẻ: “Mặc dù trồng tiêu bằng trụ sống trái không nhiều, nhưng bù lại năm nào cũng cho trái đều không phải năm được năm mất như tiêu trồng trụ gỗ hay trụ bê tông. Đặc biệt, cây tiêu luôn xanh tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm như những vườn tiêu trồng trên cây trụ gỗ, bê tông…
Có thể nói sử dụng trụ sống để trồng tiêu là kiểu canh tác bền vững, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế các loại bệnh nguy hiểm, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu, nhất là góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Một tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau là thời gian gần đây giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng có chiều hướng tăng trở lại sau khoảng thời gian dài rớt giá, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.

Hiện nay, mô hình trồng xen ổi trong vườn cây có múi do Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng chuyển giao cho nông dân bước đầu mang lại hiệu quả về việc phòng bệnh vàng lá Greening và đã được bà con công nhận. Trong thời gian chờ cây trồng chính cho thu hoạch thì mô hình này đã giúp nông dân lấy ngắn nuôi dài khi trồng xen các loại rau màu khác.

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.

Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).