Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm

Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 26/09/2014

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.

Tương đương H5N1

Theo Bộ Y tế, cúm A/H5N6 là chủng virus độc lực cao, nguy hiểm tương đương H5N1, H7N9, không những gây nguy hiểm cho gia cầm mà còn cho người.

Vào tháng 4.2014, một bệnh nhân ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) bị tử vong do nhiễm loại virus này. Đây cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới nhiễm cúm A/H5N6 được ghi nhận tới nay. Trước đó, chủng virus này từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan.

Tại Việt Nam, hiện, cúm A/H5N6 đã gây chết hàng loạt trên đàn gia cầm ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và mới đây nhất là Quảng Nam.

Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, những năm qua, tại Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng ghi nhận virus cúm H5N1 gây bệnh trên gà, vịt. Đây là đầu tiên loại virus cúm A/H5N6 xuất hiện tại Việt Nam, là chủng virus độc lực cao và trên thế giới chưa có nước nào có vaccine phòng ngừa.

Đến thời điểm này Quảng Ngãi đã ghi nhận 2 ổ dịch cúm A/H5N6 trên tổng đàn vịt 2.000 con tại xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) và Tịnh Ấn Đông (TP. Quảng Ngãi). Các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nhiễm cúm A/H5N6, đồng thời tiêu độc khử trùng để đề phòng virus có thể phát tán ra môi trường và đàn gia cầm khác.

Theo các chủ hộ nuôi có đàn gia cầm bị tiêu hủy vì nhiễm cúm H5N6, đàn vịt nuôi của họ được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Điều dễ hiểu là chỉ được tiêm phòng các loại bệnh thông thường và cúm A/H5N1 nên không ngừa được cúm A/H5N6 là hiển nhiên.

Hạn chế cho vịt chạy đồng

Sự xuất hiện của cúm A/H5N6 đang nối dài danh sách những chủng virus cúm gia cầm có nguy cơ gây bệnh cho người. Trong khi các bệnh khác đã có vaccine phòng ngừa thì H5N6 hiện tại chưa có thuốc. Vì thế, việc chủ động phòng ngừa lúc này được đặc lên hàng đầu.

Theo ông Nguyễn Văn Thuận, về biểu hiện bệnh trên gia cầm do cúm H5N6 tương tự H5N1. Trong điều kiện nguồn bệnh đang có dấu hiệu lây lan trên diện rộng, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho đàn gia cầm, các hộ nuôi nên hạn chế tái đàn, hết sức lưu ý trong vùng có dịch. Khi tái đàn con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, giấy kiểm dịch.

Người nuôi cần phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên tiêu độc, khử trùng nơi nuôi để hạn chế mầm bệnh, đồng thời giám sát chặt chẽ, khi có dấu hiệu bệnh báo ngay cơ quan thú y.

Không chỉ chủ động phòng ngừa cúm A/H5N6, bà con cũng cần nâng cao ý thức phòng ngừa cúm A/H5N1. Gia cầm 14 ngày tuổi phải được tiêm phòng mũi thứ nhất, 21 ngày sau tiến hành tiêm mũi thứ hai, như thế sẽ miễn dịch được 4 tháng.

Năm 2014, Quảng Ngãi được cấp 2,6 triệu liều vaccine phòng ngừa cúm A/H5N1. Chi cục Thú y đã tổ chức đồng loạt tiêm phòng đợt 1 trên 100% đàn gia cầm và đang tiến hành tiêm đợt 2.

Phòng lây nhiễm sang người

Dù chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N6 trên người ở Việt Nam, nhưng rất đáng lo ngại bởi kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gien của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện trên đàn gia cầm ở Việt Nam do Bộ Y tế công bố cho thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây tử vong đầu tiên trên người tại Trung Quốc.

Bệnh nhân này nhập viện khi biểu hiện lâm sàng giống nhiễm cúm thông thường như sốt, ho, mệt mỏi. Điều đáng lo ngại là người dân chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần đặc biệt lưu ý khi có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, nhức mỏi… ở những vùng có gia cầm chết.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm là không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm chưa được kiểm dịch; che miệng, mũi khi ho, hắt xì hơi; sử dụng đồ phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc gia cầm; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hô hấp cấp...


Có thể bạn quan tâm

Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La

Nằm trong chương trình cải tạo vườn cây ăn quả, trong những năm qua, các hộ dân xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) đã mạnh dạn đầu tư để ghép vườn xoài.

16/09/2015
Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang

Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý và mở rộng mô hình sản xuất chôm chôm, nhãn đạt chứng nhận VietGAP, với qui mô diện tích 50 ha chôm chôm (16,6 ha đã chứng nhận và 33,4 ha mở rộng)

16/09/2015
Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình

Nằm trên địa bàn thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), Trung tâm Giống thuỷ sản nước ngọt, trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Bình có diện tích gần 9 ha.

16/09/2015
Mất 60 tỷ từ ngao Mất 60 tỷ từ ngao

Từ đầu năm 2015 đến nay, người nuôi ngao ở Nghệ An rơi vào cảnh trắng tay. Tình hình này khiến nhiều hộ nuôi ngao điêu đứng.

16/09/2015
Phát triển cây ném và xây dựng thương hiệu Ném củ vùng cát Hải Lăng Phát triển cây ném và xây dựng thương hiệu Ném củ vùng cát Hải Lăng

Những năm qua, cây ném là loại cây trồng truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên, ban đầu cây ném được trồng với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp.

16/09/2015