Hiệu Quả Từ Trồng Ba Kích Ở Sơn Động (Bắc Giang)
Không chỉ bảo tồn nguồn gen quý, trồng ba kích dưới tán rừng còn giúp gia đình anh chị Lã Văn Quang - Lãnh Thị Thắng, thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tăng thu nhập.
Là nơi có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và hàng chục nghìn ha rừng tự nhiên, tại Sơn Động có nhiều cây thuốc quý. Trong đó, loài ba kích tía đã nức tiếng khắp vùng. Tuy nhiên, từ trước đến nay, sản phẩm này chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên, ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
Chứng kiến cảnh người dân rủ nhau lên rừng "săn" ba kích bán cho thương lái, không ai biết trồng, chăm sóc nên anh Quang, chị Thắng trăn trở tìm hướng bảo tồn loài cây này nhưng chưa thực hiện được. Năm 2012, gia đình được Hội Nông dân tỉnh chọn tham gia trồng thử nghiệm ba kích dưới tán rừng và tán cây ăn quả.
Được các cán bộ của Hội hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, mời tham quan mô hình tại tỉnh Vĩnh Phúc, anh chị hào hứng bắt tay làm.
Từ tháng 9-2012, gia đình trồng hai nghìn cây do Hội Nông dân tỉnh cấp trên diện tích 0,5ha. Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, toàn bộ số cây giống sinh trưởng, phát triển tốt. Từ cuối năm 2013 đến nay, anh chị đã chọn những thân, cành đạt tiêu chuẩn để nhân giống bằng biện pháp giâm hom.
Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, ngay lứa đầu ươm giống đã cho kết quả tốt, cung cấp hơn 6 nghìn cây cho các hộ có nhu cầu. Với giá bán tại vườn 6 nghìn đồng/cây, vườn ươm cho doanh thu gần 40 triệu đồng, góp phần bảo tồn nguồn gen quý.
Từ nay đến cuối năm, gia đình dự định ươm thêm từ 4-6 nghìn cây. Ngoài nguồn thu từ cây giống, trong năm 2015, gia đình sẽ được thu hoạch củ ba kích từ hai nghìn cây do Hội Nông dân hỗ trợ, ước đạt khoảng 2 tấn củ thương phẩm, trị giá hơn 40 triệu đồng.
Anh Lã Văn Quang cho biết, trồng ba kích tốn ít công chăm sóc, chỉ cần chú trọng bón phân, làm cỏ trong năm đầu, những năm sau cây sẽ tự vươn lên bám vào thân cây gỗ để phát triển. Hơn nữa, đây là loài ưa cạn nên phải thường xuyên chú ý tiêu nước, chống úng gốc khi gặp mưa bão, ngoài ra cần thường xuyên phòng trừ sâu đục thân gây hại để cây phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm
Chị Lệ, một tiểu thương mua bán cá tại chợ Mỹ Long (TP. Long Xuyên - An Giang) vừa mua con cá mè vinh nặng 10 kg, dài 50 cm, bề hoành 30 cm của một ngư dân mới đánh bắt được.
Trong nhiều năm trở lại đây, nhờ giá cả, đầu ra ổn định, phong trào chăn nuôi bò lai trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Dù nguồn nước chưa đảm bảo cho sản xuất nhưng đến nay Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống hàng trăm ha lúa hè thu và nguy cơ thiệt hại rất khó lường.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng đề án để ngăn chặn chống nhập lậu.
“Gần 605ha rừng của chúng tôi là một lợi thế lớn cho sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai” - anh Trần Văn Minh (nông dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, Lai Châu) tâm sự.