Nấm Rơm Tăng Giá
Hiện thương lái thu mua nấm rơm tại nhà vườn với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg, còn bán lẻ ở các chợ có giá từ 50.000-55.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg so với tuần trước. Theo bà con trồng nấm rơm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trồng nấm rơm nhẹ vốn, ít chi phí, lợi nhuận cao, đầu ra sản phẩm ổn định, lại có thể trồng nhiều vụ trong năm. Bình quân năng suất nấm rơm đạt khoảng 400 kg/ha, với giá bán hiện tại, sau khi trừ các khoản chi phí thu lãi trên 10 triệu đồng/ha.
Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính làm nấm là rơm ngày một hiếm do bà con đa phần thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và đốt rơm tại ruộng, từ đó, số hộ theo nghề trồng nấm rơm cũng ít dần.
Có thể bạn quan tâm
UNBD TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép được xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại huyện Cần Giờ với diện tích 3ha, công suất chứa từ 15.000 đến 20.000 tấn, nhằm giúp ổn định giá muối trên thị trường.
Các nhà NK tôm ở Châu Âu và Mỹ đang giảm NK và chờ giá giảm thêm trừ một số bắt buộc phải nhập để đáp ứng các đơn đặt hàng.
Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.
Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).