Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa
Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.
Ở 3 huyện nói trên, kể từ vụ Đông Xuân 2011-2012 đến vụ Hè Thu năm 2013 đã có 12.887 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm với 7.336 ha lúa. Tổng số tiền mua bảo hiểm đạt 6,887 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 5,6 tỷ đồng, người dân tự đóng góp 1,287 tỷ đồng.
Trong vụ Hè Thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm lúa do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất với mức bồi thường gần 17 triệu đồng với diện tích 29,4ha.
Trong khi đó, Vụ Đông Xuân 2012-2013 Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường cho 206 hộ dân ở huyện Tân Hồng bị thiệt hại trên cây lúa do bị ngập úng với số tiền 633,4 triệu đồng.
Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Một số công ty ký kết thu mua lúa cho nông dân đã tham gia hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa như Công ty Dasco, công ty TNHH Thanh Tùng… Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy việc triển khai mở rộng bảo hiểm nông nghiệp sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ trong mối liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.
Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.
Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.
Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.