Cây Thanh Long Bước Đầu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Dù mới "bén rễ" ở vùng đất Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) được một thời gian ngắn, song cây thanh long đã thích hợp và đang phát triển trên vùng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Cuối năm 2012, anh Hà Lê Minh Hùng, thôn Nhị Hà 2 đầu tư trồng 1.500 cây thanh long trên diện tích 1,5 ha. Qua thời gian, anh Hùng thấy cây thanh long thích hợp với vùng đất địa phương, cây phát triển tốt, cho trái sai, năng suất cao. Trung bình mỗi trái có trọng lượng từ 0,6-0,8 kg.
Trái có màu đỏ tươi, vị ngọt thanh và thơm. Sau hơn một năm canh tác, cây thanh long cho trái bói vụ đầu trên 3 tấn, với giá 18.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình anh lãi 25 triệu đồng.
Anh Hùng cho biết: Nếu so với những vùng trồng cây thanh long chất lượng và trọng lượng trái thanh long ở Nhị Hà không thua kém các nơi khác. Theo sự phát triển của cây, đến năm thứ 2, thanh long sẽ cho trái gấp đôi năm thứ nhất. So với loại cây trồng khác, thanh long cho thu nhập cao hơn và đỡ tốn công chăm sóc. Thời gian tới anh sẽ trồng thêm 1 ha thanh long nữa.
Ngoài anh Hùng, hiện nay ở thôn Nhị Hà 2 còn có 5 hộ khác cũng đang phát triển trồng cây thanh long với diện tích gần 8 ha, bước đầu đã mang lại hiệu quả như: hộ ông Võ Minh Quân, Lê Quyết Chiến… vụ thu hoạch đầu cũng có lãi 10 -15 triệu đồng/ha.
Ông Lê Văn Thông, Bí thư Đảng ủy xã Nhị Hà cho biết: Tuy chưa có đánh giá chính thức về mô hình trồng thử nghiệm cây thanh long, nhưng bước đầu đã cho thấy điều kiện thổ nhưỡng ở Nhị Hà cũng rất phù hợp với loại cây trồng này và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Địa phương sẽ khuyến khích bà con nhân rộng trồng cây thanh long; giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn vay, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, tôm tít xuất hiện dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), hàng trăm người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) đóng chấn, đáy, thả lưới bắt. Có gia đình nhiều người làm nghề thu gần chục triệu đồng từ đánh bắt tôm tít.
Những năm qua, nghề nuôi tôm đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị), góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là 2 xã Hải An và Hải Khê.
Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại.
Những ngày này, tại cảng cá lạch Quèn xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu, Nghệ An), hàng trăm phương tiện khai thác thủy, hải sản công suất lớn của ngư dân các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa đã cập cảng trong niềm vui được mùa cá đốm.
Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh tràn lan đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm trong tỉnh Khánh Hòa. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng nước, môi trường ao nuôi chưa được quản lý tốt.