Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt
Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.
Sau 12 tháng canh tác với tổng chi phí là 76.000.000 đồng và thu hoạch với năng suất: 2 tấn hạt khô, ông Mỹ đã thu được lợi nhuận: 120.000.000 đồng trên 2.000 m2 diện tích, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình khoảng 10.000.000 đồng/tháng.
Theo ông Mỹ: “Mồng tơi rất dễ trồng, ít tốn phân, thuốc BVTV. Nếu đất mới trồng mồng tơi lần đầu thì hầu như không có sâu bệnh xảy ra. Chi phí đầu tư cho 1.000 m2 trồng mồng tơi lấy hạt tương đối cao so với các loại cây trồng khác (khoảng 38.000.000 đồng)”.
Qui trình kỹ thuật trồng mồng tơi được ông Mỹ tiến hành như sau: 1kg hạt giống gieo trồng cho 1.000 m2. Ông gieo hạt giống trong bầu đất khoảng 20 ngày rồi lấy cây con ra trồng ngoài đồng. Qui cách trồng: Hàng cách hàng là 1,1m, cây cách cây 40cm.Sau khi trồng, khoảng 15 - 20 ngày thì bón phân 1 lần với liều lượng: 8 - 10kg phân Urê hiệu Việt Nhật. Đối với sâu bệnh, cách 4 ngày xịt NOVO phòng trừ Bọ hút gây hại. Trong quá trình phát triển của hạt nếu thiếu dinh dưỡng hạt rất dễ bị rụng nên lúc cây ra hạt nên chú ý xịt Canxi-Bo nhằm mục đích nuôi hạt, tránh tình trạng rụng bông.
Hiện nay trên địa bàn xã Long An có hơn 20 hộ trồng mồng tơi lấy hạt, mô hình này đã cải thiện mức sống gia đình của nông dân trồng màu ở địa phương ngày càng khấm khá hơn. Mô hình trồng mồng tơi lấy hạt được xem là hướng đi mới của người dân trồng màu xã Long An trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.
Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm
Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này
Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…
Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.