Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ
Ngày đăng: 10/06/2013

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…

Đến thăm vườn đu đủ của anh Hiền và được nhìn tận mắt những hàng đu đủ thấp lùn, tàu tím, lá xanh mướt, trái đơm kín thân cây từ gốc đến ngọn, tôi ngạc nhiên hỏi: “Trái sai thế này làm sao cây chịu nổi?”. Anh Hiền vui vẻ nói: “Không sao cả, nhờ chăm sóc thường xuyên và đấp góc cẩn thận nên khi lớn, bộ rễ bám đất rất vững”. Anh cho biết cây đu đủ dễ trồng nhưng muốn cho cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, năng suất cao và chất lượng bảo đảm, người trồng trước tiên phải nắm vững kỹ thuật từ khâu chọn giống cho đến lúc cây ra trái.

Đu đủ của anh trồng thuộc giống F1 Đài Loan, trái dài, võ xanh mướt, ruột chín đỏ tím, vỏ dày dễ di chuyễn, là loại đu đủ dùng xuất khẩu rất tốt. Theo kinh nghiệm của anh, trước khi trồng hột đu đủ phải ngâm hạt nước nóng (1 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ, sau đó vớt hột đu đủ cho vào bầu ươm. Ngày che mát, đêm giở ra, thường xuyên tưới nước cho cây con từ 1 đến 1,5 tháng rồi mới đem trồng…

Bí quyết làm cho cây đu đủ tăng trưởng tốt và sạch bệnh là khâu làm đất. Anh Hiền đào những đường mươn trong ruộng rộng 1 mét (dùng chứa nước tưới sau này). Đất đào đấp thành những mô cao từ 0,4 – 0,5 m, đường kính mô rộng 0,8 đến 1m, mỗi mô cách nhau 2,5m. Bón vôi, phân lân DAP, phân chuồng và tro trấu. Trên mỗi mô sau khi đặt cây xong phải tủ rơm rạ hoặc cỏ khô. Mô trồng phải tăng dần kích cỡ khi cây lớn.

Trong suốt quá trình cây phát triển, anh luôn theo dõi việc bón phân, tưới nước và phát hiện những trường hợp bị bệnh vàng lá gân xanh để kịp thời xử lý. Đây là một bệnh rất khó trị đối với cây đu đủ, đa số nhà vườn đều chặt bỏ để tránh lây lan. Nhưng riêng anh Hiền nhờ chịu khó nghiên cứu, học hỏi và thử nghiệm bằng nhiều loại thuốc khác nhau, cuối cùng anh đã kiểm soát được loại bệnh này.

Xuất thân từ một gia đình nông dân, trình độ học vấn không cao, nhưng anh Hiền luôn “dám nghĩ dám làm” , biết vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất để làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản giống gồm cá mú giống, tôm giống nhập khẩu vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.

23/09/2015
Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc

Hôm nay 21.9, Cơ quan CSĐT Công an H.Ninh Phước, Ninh Thuận, đã ra quyết định khởi tố vụ án phá hoại vườn nho xảy ra ở KP.10, thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước.

23/09/2015
Lúa thu đông thiệt kép Lúa thu đông thiệt kép

Trà lúa thu đông ở Cà Mau bắt đầu vào thu hoạch. Nhưng, những cơn mưa kéo dài như không ngớt khiến nhà nông đứng ngồi không yên…

23/09/2015
Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa

Nông dân trong tỉnh Bình Thuận hiện đang dồn sức sản xuất vụ mùa. Tuy nhiên, trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, khả năng nhiều khó khăn đang chờ đợi trước mắt, đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp đối phó...

23/09/2015
Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm.

23/09/2015