Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bí Đỏ

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.
Trước đây gia đình chị sản xuất lúa, bắp, cũng chỉ đủ ăn. Thấy một số hộ người Kinh vào Vĩnh Thuận trồng bí đỏ đem lại thu nhập cao, chị xin theo làm công để học hỏi kỹ thuật trồng bí đỏ.
Khi nắm được những kiến thức cơ bản về cây bí đỏ, chị bàn với chồng chuyển 10 sào đất nà đang trồng mía sang trồng bí đỏ. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và gặp thời tiết thuận lợi nên ngay trong vụ đầu gia đình chị đã gặt hái thành công.
Với 10 sào bí đỏ, chị thu lãi ròng 35 triệu đồng sau thời gian 3 tháng. Sau đó, chị quyết định đầu tư mở rộng diện tích bí đỏ lên 1 ha.
Giống bí đỏ chị A Ngắc chọn trồng là giống bí hồ lô, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí giống, phân bón thấp. Giá cả và đầu ra của bí đỏ khá ổn định.
Chị A Ngắc chia sẻ: “Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến mua tận ruộng. Trung bình mỗi sào bí đỏ cho năng suất 2 tấn. Thời điểm cận Tết, bí đỏ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, hiện nay là 4.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi sào bí đỏ cho lãi khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán như xã Vĩnh Thuận, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống”.
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận: Từ hiệu quả mô hình trồng bí đỏ của chị A Ngắc, đến nay nhiều hộ ở làng 2 và một số làng lân cận đã mạnh dạn đầu tư trồng bí đỏ. Trong vụ Hè năm nay, nông dân xã Vĩnh Thuận trồng 17 ha bí đỏ, riêng làng 2 chiếm gần 10 ha. Mô hình trồng bí đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ giảm nghèo, nên cây bí đỏ được đưa vào cơ cấu cây trồng chính của xã trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.

Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.