Sản Xuất Rau An Toàn Theo VietGap
"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
Với nhu cầu trên, trạm Khuyến nông quận 12 đã xây dựng mô hình: sản xuất rau an toàn (cải xanh, cải ngọt) theo hướng VietGap để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của địa phương hiện nay. mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Nhưng màu xanh của rau màu vẫn tăng trưởng không ngừng. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ khuyến nông trạm, cùng sự ham học hỏi, chịu thương chịu khó trên đồng ruộng của bà con từ khâu xuống giống, chăm sóc, bón phân, tưới nước… nên kết quả thu được khá thành công. Trung bình sau 35 - 40 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Với thời gian thực hiện (từ tháng 07/2013 – 10/2013), qui mô 5 ha/25 hộ, năng suất các loại đạt trung bình 26 tấn/ha, với giá bán từ 5.000 – 5.500 đ/kg, lợi nhuận đem lại từ việc trồng rau ăn lá vào thời điểm vụ hè thu đạt > 93 triệu/ha/vụ.
Với lợi nhuận trên, sản xuất rau an toàn theo VietGAP không những tạo thói quen, ý thức tốt trong việc sản xuất cho lao động nông thôn mà còn nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bà con cho biết: họ rất tâm đắc với mô hình trồng rau an toàn này, rau bán được giá, sâu bệnh không đáng kể do biết cách phòng trừ, vòng quay nhanh, thêm rau xanh sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, bà con mong muốn các ban ngành giúp đỡ tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm lâu dài để nông sản đến tay người tiêu dùng với giá thành rẻ nhất. Trong tương lai cần phải hình thành tổ hợp tác sản xuất trong canh tác rau để dễ dàng hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, cũng như tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật, tạo sản phẩm ổn định, có thị trường tiêu thụ tốt.
Có thể bạn quan tâm
Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.
Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.
Chị Lệ cho biết, cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn mối của chị rất tình cờ. Ban đầu, chị bắt rắn mối trong vườn nhà nuôi chơi và khá thích thú khi thấy rắn đẻ con. Sau đó, biết đây là món ăn đặc sản khá hút khách tại các quán nhậu, nhà hàng, chị Lệ mạnh dạn nghĩ đến đầu tư nuôi bài bản.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.