Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bí Đỏ

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.
Trước đây gia đình chị sản xuất lúa, bắp, cũng chỉ đủ ăn. Thấy một số hộ người Kinh vào Vĩnh Thuận trồng bí đỏ đem lại thu nhập cao, chị xin theo làm công để học hỏi kỹ thuật trồng bí đỏ.
Khi nắm được những kiến thức cơ bản về cây bí đỏ, chị bàn với chồng chuyển 10 sào đất nà đang trồng mía sang trồng bí đỏ. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và gặp thời tiết thuận lợi nên ngay trong vụ đầu gia đình chị đã gặt hái thành công.
Với 10 sào bí đỏ, chị thu lãi ròng 35 triệu đồng sau thời gian 3 tháng. Sau đó, chị quyết định đầu tư mở rộng diện tích bí đỏ lên 1 ha.
Giống bí đỏ chị A Ngắc chọn trồng là giống bí hồ lô, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí giống, phân bón thấp. Giá cả và đầu ra của bí đỏ khá ổn định.
Chị A Ngắc chia sẻ: “Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến mua tận ruộng. Trung bình mỗi sào bí đỏ cho năng suất 2 tấn. Thời điểm cận Tết, bí đỏ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, hiện nay là 4.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi sào bí đỏ cho lãi khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán như xã Vĩnh Thuận, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống”.
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận: Từ hiệu quả mô hình trồng bí đỏ của chị A Ngắc, đến nay nhiều hộ ở làng 2 và một số làng lân cận đã mạnh dạn đầu tư trồng bí đỏ. Trong vụ Hè năm nay, nông dân xã Vĩnh Thuận trồng 17 ha bí đỏ, riêng làng 2 chiếm gần 10 ha. Mô hình trồng bí đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ giảm nghèo, nên cây bí đỏ được đưa vào cơ cấu cây trồng chính của xã trong thời gian đến.
Related news

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.