Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ

Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ
Ngày đăng: 20/11/2013

Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm.

Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang hiện có tổng đàn gia cầm trên 435.000 con với hơn 1.200 hộ nuôi. Phong trào nuôi gà lấy trứng phát triển mạnh trong nhiều năm qua hiện đang trầm lắng, nhiều hộ dự định chuyển nghề. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận từ chăn nuôi ngày càng sụt giảm, trong đó giá thu mua trứng của các cửa hàng, đại lý còn quá thấp so với giá thị trường.

Ông Phan Thành Nguyên, người dân xã Lương Hòa Lạc cho biết: “Nông dân bị rất nhiều rủi ro từ thức ăn tăng cao, dịch bệnh nhưng giá bán hiện nay chỉ khoảng 1.500 đồng/trứng, còn đại lý bán ra lại được hơn 2.500 đồng. Nhưng chúng tôi chỉ có thể bán như vậy bởi không thể bán lẻ được”.

Trong khi người chăn nuôi có nguy cơ lỗ vốn do giá trứng sụt giảm thì giới tiểu thương, đại lý, doanh nghiệp chỉ bỏ vốn mua đi bán lại đang hưởng lợi nhuận quá lớn. Bởi theo khảo sát, giá trứng gia cầm bán ở chợ, siêu thị đang gấp rưỡi, thậm chí có loại gấp đôi giá ở các trang trại. Việc này không chỉ khiến người tiêu dùng chịu thiệt mà còn kìm hãm sức mua trên thị trường, tác động tiêu cực đến đầu ra của nông dân.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế cho rằng: “Thực trạng sản xuất thời gian qua ở ĐBSCL thể hiện sự thiếu sự kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét những chính sách nào còn bất cập thì sửa đổi, bổ sung”.

Sự bất hợp lý trong giá thu mua trứng một lần nữa cho thấy những yếu kém trong hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh hiện nay khá rối rắm.

Nhiều người, nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng quản lý chưa chặt nên tình trạng làm giá, thao túng thị trường khá phổ biến. Thực tế này cũng xuất phát từ việc thiếu chiến lược xây dựng hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ hợp lý để hàng hóa Việt đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.


Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nhiều thị trường thủy sản Khơi thông nhiều thị trường thủy sản

Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận các thị trường tiềm năng để xuất khẩu (XK) thủy sản. Nhiều thị trường đã thông suốt về thủ tục, nhưng XK được nhiều hay ít còn phụ thuộc nhu cầu thực sự của các thị trường này.

03/09/2015
Ngành chăn nuôi hội nhập bằng trứng vịt, heo sữa? Ngành chăn nuôi hội nhập bằng trứng vịt, heo sữa?

Ngành chăn nuôi sẽ khó trụ vững khi nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ chạm mức bằng không.

03/09/2015
Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá

Đang chính vụ khai thác, nhưng không khó để bắt gặp cảnh tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân miền Trung nằm bờ san sát. Nhiều đội tàu thiếu bạn thuyền hàng tháng trời vì chi phí không bù lỗ nổi.

03/09/2015
Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian

Mặc dù hàng Việt hiện đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định con số này chưa thực sự bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay.

03/09/2015
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2015 theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

03/09/2015