Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn không bùn
Một góc trang trại nuôi lươn và lươn nuôi của anh Lê Văn Hoàng.
Vốn có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, sau một thời gian nghiên cứu, được Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ con giống, anh Lê Văn Hoàng đã triển khai thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xây lót gạch chống thấm.
Anh đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi lươn gồm 14 hồ nuôi song đôi khá quy mô, bài bản.
Mỗi hồ có diện tích 4 - 6m2, tất cả các mặt hông và nền đều lót gạch chống thấm, có đầy đủ hệ thống bơm, xả nước cho từng hồ nuôi.
Cùng với đó, một hồ nuôi cá trê diện tích 10m2 được bố trí thấp hơn nằm ở phía cuối trại để thải nước và thức ăn thừa của lươn cho cá trê, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tăng thu nhập.
Đến tháng 2.2015, sau khi anh Hoàng xây dựng xong hệ thống chuồng trại, Trung tâm Giống thủy sản đã hỗ trợ cho anh 1.500 con lươn giống cấp 2, tương đương 40kg, để thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn.
Sau gần 6 tháng nuôi, lươn trong mô hình phát triển tốt, trọng lượng bình quân 200 - 250g/con, tỉ lệ sống trên 97%, sản lượng gần 350kg lươn thương phẩm.
Với giá bán hiện nay từ 130 - 140 ngàn đồng/kg, anh thu gần 50 triệu đồng, trừ chi phí có lãi khoảng 40 triệu đồng.
Cùng thời gian trên, anh còn nhập thêm 250kg lươn giống từ huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) về thả nuôi theo phương thức “gối đầu” và rất thành công với cách làm này.
Từ khi bước vào nuôi đến nay anh đã xuất bán gần 700kg lươn thương phẩm.
Anh Hoàng cho biết: “Chỉ sợ không có lươn mà bán chứ có bao nhiêu thì đầu mối cũng thu nhận hết”.
Theo anh Hoàng, chọn giống chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi.
Lươn giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát.
Mỗi ngày cho lươn ăn một lần, thức ăn cho lươn 3 - 4 tháng tuổi là cá, ốc xay nhỏ; lươn từ 15 ngày đến 1 tháng tuổi tốt nhất là trùn quế.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện các cá thể lươn bị bệnh để tách riêng xử lý.
Để lươn có màu đẹp, hồ nuôi nên lót gạch màu da cam thì lươn sẽ hấp thu màu vàng ươm, trông hấp dẫn, rất dễ bán.
Do được liên tục thả nuôi nên từ trước đến nay, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nếu không xảy ra sự cố, anh Hoàng sẽ có trên 1.500kg lươn thương phẩm xuất bán ra thị trường Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên.
“Ngoài việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào thực tế, tìm kiếm đầu ra ổn định, cũng cần phải quan tâm đến thời điểm xuất bán khi nào là “cháy hàng” nhất, để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm của mình” - anh Hoàng chia sẻ thêm.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Phan Văn Khổng - Trưởng Ban điều hành Dự án ca cao, năm 2014 sẽ thực hiện theo phương thức “phối hợp với các cấp Hội Cựu chiến binh phát triển 450ha ca cao trồng xen trong vườn dừa cho những nông hộ có điều kiện, có quyết tâm, có đăng ký tự đầu tư trồng mới với UBND xã.
Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.
Trái măng cụt ở Chợ Lách có vị ngọt, ngon, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Hòa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành và Phú Sơn. Trái măng cụt vùng này từng giúp nhiều nông dân đoạt giải cao trong các cuộc thi trái ngon ở Suối Tiên, Ngày hội Cây trái ngon - an toàn của tỉnh. Măng cụt còn được xem là loại trái ngon độc quyền của vùng Chợ Lách.
Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.