Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Đạt 188.000 Tấn

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh số tàu cá công suất từ 90CV trở lên có 2.320 chiếc với tổng công suất 806.000 CV, tăng 145 chiếc với tổng công suất tăng 32.271 CV.
Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.
Nhờ vậy, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh năm 2014 ước đạt 188.800 tấn, tăng 1% so năm ngoái. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh chỉ đạo, quản lý chặt chẽ nghề giã cào bay, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt hải sản và không để tăng tàu cá công suất nhỏ; triển khai cấm lặn hải đặc sản trong thời gian sinh sản, quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71486#content
Có thể bạn quan tâm

Hàng Trung Quốc đội lốt làm hại hàng Việt nhan nhản trên thị trường.

Bằng việc hợp tác với nhau thông qua tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ cùng sở thích dưới sự hướng dẫn của Hội Nông dân (ND) đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trở nên khấm khá.

Khi nhắc đến sen, nhiều người nghĩ về vùng Đồng Tháp, nhưng ở Hậu Giang hiện nay đã có những ruộng sen bạt ngàn mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Với cán cân sản xuất- chế biến như hiện nay, nếu không tổ chức lại sản xuất, thực chất TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, biến nước ta thành “công xưởng” chế biến thủy sản, còn người nông dân sẽ vẫn đứng ngoài cuộc.

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.