Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP
Về diện tích phát triển cây thanh long ở Bình Thuận hiện nay nhanh như thế nào thì khỏi bàn, nhưng từ khởi đầu, bà con nông dân đã quen với một qui trình sản xuất cũ; thay đổi một tập quán sản xuất lạc hậu, chuyển hướng sang trồng thanh long VietGAP để ổn định và bảo đảm về thị trường xuất khẩu lâu dài là một định hướng đúng đắn, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì cũng không dễ dàng.
Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...
Quan điểm của chị Mai, một nông dân trồng thanh long ở xã gần kề thì lại khác: Tôi thấy trồng thanh long theo kiểu đó thì tốn công hơn rất nhiều, nội cái chuyện phải ghi chép, theo dõi thường xuyên cũng đủ mệt. Mà khi bán thì người ta đâu có yêu cầu phải “Việt” hay “ghép” gì đâu...
Người trồng thanh long VietGAP phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình. Ngoài việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, vườn thanh long phải nằm cách xa nơi ô nhiễm có thể gây nên dịch bệnh như nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy công nghiệp...
Việc ghi chép theo dõi là qui trình không thể thiếu để đánh giá chất lượng trái thanh long. Ngoài những yếu tố ngoại cảnh, sửa đổi một thói quen lâu đời trong sản xuất cũng là chuyện không đơn giản đối với nhiều nông dân. Một cán bộ trong ngành quản lý nông nghiệp tỉnh cho biết: Việc triển khai trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP gặp không ít khó khăn dù nó đem lại nhiều lợi ích. Nguyên nhân nhiều bà con chưa nhìn thấy cái lợi lâu dài của nó; không cần thay đổi cách làm vẫn tiêu thụ được...
Hàm Thuận Bắc là một trong 2 huyện có diện tích trồng thanh long lớn trong tỉnh, từ 5 năm nay, huyện đã chú ý triển khai chương trình trồng thanh long VietGAP. Chỉ tiêu của huyện đến năm 2014 phải đạt diện tích 4.000 ha. Đến tháng 10 vừa qua, diện tích cấp đã đạt 3.476,7 ha.
Các xã có diện tích thực hiện cao là Hàm Hiệp, đến nay đã cấp được 820,3 ha, Hồng Sơn 507,9 ha, Hàm Chính 468,4 ha. Nhiều xã có diện tích trồng thanh long không nhỏ như xã Thuận Minh chẳng hạn, đến nay mới cấp được 64,1 ha. Theo anh Trí - Phó phòng nông nghiệp Hàm Thuận Bắc thì diện tích còn lại với chỉ tiêu huyện giao, sẽ phấn đấu đạt trong những tháng còn lại.
Con số trên cũng là một thành quả nếu so với huyện Hàm Thuận Nam, một huyện có diện tích trồng thanh long đứng đầu trong tỉnh, đến nay diện tích cấp cho thanh long VietGAP cũng chỉ hơn 4.000 ha. Chưa kể một số huyện chỉ triển khai cho có lệ, vì đa phần người nông dân chưa mặn mà lắm.
Để khẳng định thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” ở thị trường trong nước và thế giới, ngoài việc tuyên truyền và tiếp tục phát triển mạnh qui trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, ngành chức năng cũng cần nhanh chóng thành lập một “qui trình” cho sự ổn định của thanh long sạch.
Ngoài việc qui hoạch vùng thanh long theo hướng chất lượng là hàng đầu trong sản xuất, các hệ thống thu mua, chế biến... cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Và điều cần làm nhất là sớm hình thành một mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm thanh long sạch, xử phạt nghiêm những nhà vườn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng sản phẩm. Chỉ có thanh long sạch là con đường duy nhất bảo đảm cho sự ổn định của thị trường xuất khẩu trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71497
Có thể bạn quan tâm
GRP phát triển lớn hơn bất kỳ loài Macrobrachium nào khác . Con cái đạt 25cm trong khi con đực lớn hơn đứng đầu ở mức 32cm, không bao gồm móng vuốt hoặc móng
Qua trao đổi với anh, anh luôn bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bà con nông dân về kinh nghiệm nuôi cút và lai ghép giống bơ 034.
Từng có việc làm và thu nhập ổn định nhưng khát vọng làm giàu đã hối thúc anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Như Lân, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên)
Bà Nguyễn Thị Huệ, 62 tuổi đạt thành tích xuất sắc về phát triển mô hình hợp tác xã, giúp nhiều hội viên thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi