Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Gà Trên Sân Cát
Nuôi gà trên sân cát có rất nhiều lợi ích. Do cát thoát nước nhanh nên mặt sân luôn khô ráo, sạch sẽ. Khi phân gà thải ra, cát hút hết nước nên không gây mất vệ sinh. Cùng với đó, trong mùa hè, cát nóng là điều kiện thuận lợi để tiêu diệt mầm bệnh.
Không những thế, gà có đặc điểm rất thích tắm cát, vì vậy nuôi trên sân cát rất thích hợp với gà. Cát là sân chơi cho gà kiếm ăn và vận động sẽ làm cơ bắp rắn lại, thịt chắc như gà thả vườn.
Ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, mô hình nuôi gà trên sân cát đến nay đã mở rộng ra hơn 100 hộ. Từ nuôi gà trên sân cát, nhiều hộ đã có thể thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Gà trên cát ở Quỳnh Lâm trở thành một thương hiệu gà có chất lượng cao, có thể cung ứng cho các thị trường lớn như toàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng…
Ông Lưu Bá Đông là một trong những hộ thực hiện mô hình nuôi gà trên sân cát ở xã Quỳnh Lâm. Từ nuôi gà trên sân xi măng, ông Đông chuyển sang nuôi gà trên sân cát. Cũng từ đó, gia đình ông đã thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế gia đình. “Như trước kia khi tôi chưa làm mô hình nuôi gà trên sân cát thì mỗi khi trời mưa nước không thoát được, bệnh cầu trùng phát triển rất mạnh. Từ khi tôi làm mô hình này, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiển thuốc chữa bệnh cho gà.”- Ông Đông chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của ông Đông, với mô hình nuôi gà trên sân cát thì loại gà ta sẽ thích hợp hơn gà công nghiệp, vì gà ta ưa vận động hơn. Gà như vậy cũng sẽ phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm, sân cát cũng có nhược điểm là giữ nhiệt rất lâu, vào những ngày trời nắng, nhiệt độ sân cát rất cao có thể lên tới 40 độ C. Để khắc phục nhược điểm này bà con nên trồng cây che mát một khoảng sân mát cho gà chơi.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bà con cũng cần thực hiện tốt khâu phòng bệnh. Khi chăn nuôi gà trên sân cát bà con phải thường xuyên dọn dep chuồng trại. Cứ 2-3 ngày, bà con thay chất độn chuồng và sau một năm thì bà con thay cát một lần, còn trong quá trình nuôi có thể bổ sung thêm cát sau mỗi lứa nuôi gà. Đặc biệt là phần lông gà rụng xuống phải quét bỏ, không để lưu tồn trong chuồng lâu. Vì khi đói gà sẽ ăn lông, lâu ngày thành thói quen, khi đó gà có thể đánh nhau.
Cát dùng để làm sân nuôi gà chủ yếu là dùng cát đen, vì cát đen có giá rẻ và giữ ẩm tốt hơn cát vàng. Bà con sau khi mua cát về có thể đổ trực tiếp vào sân chuồng. Tùy vào điều kiện của gia đình, đặc điểm địa hình khu chuồng trại mà mua khối lượng cát phù hợp. Trung bình độ dày tầng cát từ 50 cm trở lên. Khu vực trũng phải đổ nhiều cát hơn khu vực có địa hình cao để sao cho độ cao từ bậc cửa chuồng xuống đến sân cát khoảng 10 cm là vừa, tránh cho gà phải vận động quá nhiều gây stress.
Cát là vật liệu có sẵn, dễ tìm dễ mua, thích hợp với nhiều địa hình khác nhau. Đặc biệt nuôi gà trên sân cát này rất phù hợp với những nơi ven sông, nguồn cát sẵn có, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng trại.v
Có thể bạn quan tâm
Theo UBND xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), đến nay, toàn xã đã tái canh cà phê được hơn 128 ha bằng giống mới TR4 và tiến hành ghép chồi.
Vào thời điểm này, người dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch điều rộ. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích điều của người dân ở các địa phương chuyên trồng điều như Đắk R’lấp, Chư Jút, Krông Nô... đều trúng mùa, được giá.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.
Những năm qua, xác định vai trò, trách nhiệm của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Krông Nô đã chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần làm thay đổi bộ mặt của địa phương.
Tính đến trung tuần tháng 4, toàn xã Đắk D’rông (Chư Jút) đã mất trắng trên 20/90 ha lúa vụ đông xuân do nắng hạn. Số diện tích này chủ yếu nằm ở các thôn 11, 13, 15 do hồ Đắk D’rông và hồ Đắk Rít đã cạn kiệt nước.