Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên

Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên
Ngày đăng: 30/11/2013

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

Tại Hội nghị, các hộ trồng và sản xuất nấm trên địa bàn huyện Phú Lương đã được thông tin về nhãn hiệu và quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm thái Nguyên”, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”…

Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị, khi nhãn hiệu “Nấm Thái Nguyên” được bảo hộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nấm lên từ 20 đến 30% so với các sản phẩm nấm thông thường không được sử dụng nhãn hiệu. Những năm gần đây, việc trồng nấm ăn, nấm dược liệu đã trở thành nghề có thu nhập ổn định với nhiều nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, nghề này tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động nông thôn, tạo ra một lượng sản phẩm nấm khá lớn, khoảng 2.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 tỷ đồng.

Để nghề trồng nấm phát triển, từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh đã hỗ trợ 7,8 tỷ đồng cho nông hộ và những người trực tiếp sản xuất đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, tạo cơ hội thuận lợi cho người trồng nấm đầu tư vốn vào sản xuất ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan các mô hình trồng nấm trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

17/09/2013
Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

18/09/2013
Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

18/09/2013
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

18/09/2013
Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

19/09/2013