Hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Nhị Ưu 838

Mô hình thực hiện diện tích 2 ha tại thôn An Dõng, xã Bình Thành, có 23 hộ nông dân tham gia. Đây là địa phương lần đầu chuyển đổi 2 vụ lúa/năm, sử dụng giống lúa lai, nên bà con nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật.
Kết quả, năng suất thực thu đạt 82 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng syn 6 là 15 tạ/ha. Giống Nhị ưu 838 mới có thể khắc phục một số đặc điểm hạn chế trên giống này trước đây, kế thừa và phát huy tốt các ưu điểm như kháng bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn, giữ vững năng suất ổn định trong từng vụ.
Với hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm, ngành chức năng sẽ nhân rộng trên nhiều chân đất khác nhau và nhiều thời vụ nhằm đánh giá đầy đủ những đặc tính về giống lai Nhị Ưu 838 mới, tạo điều kiện cho nông dân có nhiều lựa chọn các giống tốt, phù hợp với chân đất địa phương để đưa vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.