Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê
Cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên so với cây cà phê của vườn đối chứng, cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn.
Những năm qua thời tiết thay đổi khí hậu khắc nghiệt, đất đai chai cứng bạc màu.
Nấm bệnh phát triển khiến cây cà phê vàng lá, khô cành, rụng quả non.
Nông dân lo lắng, bón phân không cân đối đất chua khiến cây cà phê già cỗi nhanh chóng vì vậy dẫn đến năng suất thấp, chất lượng quả nhỏ, chín ép, không đồng đều, chất lượng cà phê kém khiến cho giá bán cà phê chưa cao.
Năng suất bình quân khoảng 3 tấn nhân/ha.
Niên vụ cà phê năm 2014 - 2015, Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại tỉnh Gia Lai triển khai bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Nhiều mô hình canh tác cho cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai với mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân trên ha.
Chương trình đã hỗ trợ nông dân tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch theo những tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (4C); áp dụng giải pháp đồng bộ quy trình "Dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê" của Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông tại Tây Nguyên; đ
Đánh giá hiệu quả mô hình làm cơ sở tuyên truyền và nhân rộng trong những niên vụ sản xuất tiếp theo.
Tham gia chương trình gồm 7 hộ, trong đó có 4 hộ ở phường Yên Thế-TP. Pleiku và 3 hộ ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah.
Trước khi các hộ làm mô hình, vườn cây cà phê phát triển ở mức trung bình, cây khỏe, lá xanh tuy nhiên màu xanh chưa được đều và đẹp.
Nguyên nhân được cho là do bà con vẫn canh tác theo hướng truyền thống, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón quá nhiều phân vô cơ khiến đất sớm thoái hóa, chai cứng, mất độ tơi xốp.
Theo đó rễ cây phát triển kém, tỷ lệ rễ non chưa nhiều, đặc biệt là rễ tơ.
Cũng chính việc bón phân thiếu khoa học nói trên, đã làm môi trường đất bị ảnh hưởng không nhỏ, đất chua, làm tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ.
Mô hình được triển khai từ tháng 12-2014, đến nay đã thu được kết quả đáng mừng khi bà con áp dụng quy trình dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê của Công ty Tiến Nông, cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên.
Đất tơi xốp, có giun đất ở bên dưới, do vậy rễ tơ ra nhiều hơn.
Ở phần trên của cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn...
Nông dân Nguyễn Văn Trình-tổ 2, phường Yên Thế, TP. Pleiku có 1 ha cà phê tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Tôi sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông từ tháng 3-2015, bón 0,5kg mỗi cây.
Qua các lần bón phân, tôi thấy cây cà phê phát triển tốt.
Cụ thể là cây phát cành nhiều, hạn chế bệnh gỉ sắt, quả phát triển tốt do cành nhiều.
Năng suất ước đạt 5,5 tấn nhân mỗi ha".
Hầu hết bà con tham gia mô hình đều có chung nhận xét: Sử dụng đồng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật; cành nhánh phát triển to khỏe, bản lá xanh đều, trái chín đồng đều, hạn chế rụng trái non; hạn chế hiện tượng ra trái cách năm, dự kiến giá bán cao hơn bình thường 500 - 1.000 đồng/kg.
Đặc biệt chi phí đầu tư bộ sản phẩm Tiến Nông thấp hơn rất nhiều so với bình thường...
Mô hình canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê.
Nông dân tham gia mô hình đã có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Người dân đã ý thức được sản xuất và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó chất lượng hạt cà phê được nâng cao.
Đây là cơ hội để sản phẩm của nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay, bán được giá cao hơn, ổn định hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm
TP. Cam Ranh hiện có 3ha nuôi tôm sú, 235ha nuôi tôm chân trắng; số lượng tôm hùm đang được nuôi khoảng 7.123 lồng. Nông dân trên địa bàn thành phố còn tổ chức nuôi cá biển với diện tích 159ha ao nuôi và 744 lồng. Ngoài ra, toàn thành phố có 21ha ốc hương, 1ha tu hài, 75ha rong sụn.
Theo Quyết định 24 của UBND tỉnh Cà Mau: Hoạt động sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, người dân phải bố trí khu chứa bùn đất thải phù hợp, nước thải phải được lắng trước khi thải ra bên ngoài.
Những năm gần đây, nhờ phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập của người dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã từng bước được cải thiện. Chất lượng cuộc sống bởi thế cũng ngày càng được nâng cao.
Thời gian qua, một vài cơ sở giết mổ heo không phép trục lợi bằng cách bơm nước vào heo để tăng trọng lượng đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu heo thịt Đồng Nai. Nếu không mạnh tay làm rõ vấn đề, người chăn nuôi, doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ bị thiệt hại nặng nề
Đầm rộng trên 400 ha với hàng chục đảo lớn, nhỏ. Trước đây, đầm Vân Hội là nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương xung quanh, là tuyến đường thủy giữa vùng trung du và miền núi, tại đầm xây dựng một thủy điện nhỏ cung cấp ánh sáng cho nhân dân xã Hiền Lương.