Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.
Bướm sâu cuốn lá đã ra rộ và đẻ trứng trên các trà lúa, mật độ phổ biến 0,5 - 1 con/m2, cao 4 - 6 con/m2, cục bộ 8 - 10 con/m2 (Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh); mật độ trứng phổ biến 10 - 20 quả/m2, cao 30 - 50 quả/m2, cục bộ 80 - 160 quả/m2 (Lâm Thao, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba); mật độ sâu non phổ biến 5 - 10 con/m2, cao 24 - 32 con/m2, cục bộ 40 - 48 con/m2 (Yên Lập, Tân Sơn, Việt Trì, Tam Nông).
Theo dự báo của Chi cục BVTV, sâu non tiếp tục nở rộ, mật độ tăng nhanh và gây hại mạnh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Thanh Thuỷ, TP Việt Trì,... Diện tích dự kiến cần phòng trừ là 13.000ha.
Chi cục BVTV khuyến cáo các địa phương cần hướng dẫn nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời; khi ruộng có mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con) thì phun thuốc phòng trừ, thời gian phun thuốc cần tập trung từ ngày 8 - 14/8, trà trung có thể kéo dài đến 17/8.
Ngoài ra, các địa phương cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, bọ xít dài,…; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...

Thị trường XK gạo đang gặp khó trở lại khi nguồn cung trên thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu NK đã giảm sau mấy tháng sôi động vừa qua.