Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê

Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê
Publish date: Sunday. November 22nd, 2015

Cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên so với cây cà phê của vườn đối chứng, cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn.

Những năm qua thời tiết thay đổi khí hậu khắc nghiệt, đất đai chai cứng bạc màu.

Nấm bệnh phát triển khiến cây cà phê vàng lá, khô cành, rụng quả non.

Nông dân lo lắng, bón phân không cân đối đất chua khiến cây cà phê già cỗi nhanh chóng vì vậy dẫn đến năng suất thấp, chất lượng quả nhỏ, chín ép, không đồng đều, chất lượng cà phê kém khiến cho giá bán cà phê chưa cao.

Năng suất bình quân khoảng 3 tấn nhân/ha.

Niên vụ cà phê năm 2014 - 2015, Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại tỉnh Gia Lai triển khai bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên.

Nhiều mô hình canh tác cho cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai với mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân trên ha.

Chương trình đã hỗ trợ nông dân tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch theo những tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (4C); áp dụng giải pháp đồng bộ quy trình "Dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê" của Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông tại Tây Nguyên; đ

Đánh giá hiệu quả mô hình làm cơ sở tuyên truyền và nhân rộng trong những niên vụ sản xuất tiếp theo.

Tham gia chương trình gồm 7 hộ, trong đó có 4 hộ ở phường Yên Thế-TP. Pleiku và 3 hộ ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah.

Trước khi các hộ làm mô hình, vườn cây cà phê phát triển ở mức trung bình, cây khỏe, lá xanh tuy nhiên màu xanh chưa được đều và đẹp.

Nguyên nhân được cho là do bà con vẫn canh tác theo hướng truyền thống, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón quá nhiều phân vô cơ khiến đất sớm thoái hóa, chai cứng, mất độ tơi xốp.

Theo đó rễ cây phát triển kém, tỷ lệ rễ non chưa nhiều, đặc biệt là rễ tơ.

Cũng chính việc bón phân thiếu khoa học nói trên, đã làm môi trường đất bị ảnh hưởng không nhỏ, đất chua, làm tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ.

Mô hình được triển khai từ tháng 12-2014, đến nay đã thu được kết quả đáng mừng khi bà con áp dụng quy trình dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê của Công ty Tiến Nông, cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên.

Đất tơi xốp, có giun đất ở bên dưới, do vậy rễ tơ ra nhiều hơn.

Ở phần trên của cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn...

Nông dân Nguyễn Văn Trình-tổ 2, phường Yên Thế, TP. Pleiku có 1 ha cà phê tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Tôi sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông từ tháng 3-2015, bón 0,5kg mỗi cây.

Qua các lần bón phân, tôi thấy cây cà phê phát triển tốt.

Cụ thể là cây phát cành nhiều, hạn chế bệnh gỉ sắt, quả phát triển tốt do cành nhiều.

Năng suất ước đạt 5,5 tấn nhân mỗi ha".

Hầu hết bà con tham gia mô hình đều có chung nhận xét: Sử dụng đồng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật; cành nhánh phát triển to khỏe, bản lá xanh đều, trái chín đồng đều, hạn chế rụng trái non; hạn chế hiện tượng ra trái cách năm, dự kiến giá bán cao hơn bình thường 500 - 1.000 đồng/kg.

Đặc biệt chi phí đầu tư bộ sản phẩm Tiến Nông thấp hơn rất nhiều so với bình thường...

Mô hình canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê.

Nông dân tham gia mô hình đã có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Người dân đã ý thức được sản xuất và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó chất lượng hạt cà phê được nâng cao.

Đây là cơ hội để sản phẩm của nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay, bán được giá cao hơn, ổn định hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.


Related news

Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt

Phát triển chè hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng của ngành nông nghiệp Lào Cai nhưng với quan điểm phát triển nhưng không làm ồ ạt mà chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh.

Wednesday. August 5th, 2015
Hiệu quả kinh tế từ cây màu Hiệu quả kinh tế từ cây màu

Bình Thạnh Đông không phải là xã có diện tích trồng màu nhiều nhất ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nhưng nhờ sự linh hoạt và kinh nghiệm học hỏi lâu năm của nông dân, nghề gắn bó với cây màu ở đây vẫn được địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Wednesday. August 5th, 2015
Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

Wednesday. August 5th, 2015
Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm

Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.

Wednesday. August 5th, 2015
Người dân bắt được loài cá lạ Người dân bắt được loài cá lạ

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

Wednesday. August 5th, 2015