Phương Pháp Làm Meo Giống Nấm Rơm
Kĩ thuật bao gồm: 3 giai đoạn.
1/ Meo giống cấp 1: Giai đoạn đầu tiên
a/ Môi trường cấp 1: Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm. Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 – 1 atm trong 1 giờ.
b/ Phân lập giống nấm: Giống thuần có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm.Nấm rơm: Chọn tai nấm ở dạng hình trứng, gọt sạch gốc,lau nấm và tay người cấy bằng Alcool, khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô trùng với đèn cồn.
c/ Ủ tơ: ủ tơ nơi ấm, 4-5 ngày đầy ống nghiệm; tơ nấm thuần phát triển, đầy ống thì nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền. Không được cấy truyền giống quá 3 lần.
Tơ nấm trên môi trường cấp 1 ( Ảnh: Xuân Đông)
2/ Meo giống cấp 2: Thường gọi là meo bó là dạng giống chuyển tiếp sang meo thành phẩm cấp 3. Mục đích của meo bó: cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp cấp III giúp meo phát triển đồng đều, sợi meo trong bịch có cùng tuổi.
a/ Nguyên liệu: Chọn rơm lúa mùa có cọng dài, thích hợp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm, lấy 8-10 cọng dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn chung quanh thành 1 bó nhỏ. Hoặc thân cây mì: Lựa thân cây mì già róc hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm chẻ thành thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô. Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu quá dễ bị mọt. Hoặc có thể dùng lúa.
b/ Môi trường: 1kg rơm bó (thân mì) (lúa) ngâm trong nước vôi 1%, bột bắp 150g và cám 50g nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì) (lúa).
c/ Ấp khử trùng: 1,5 atm/giờ.d/ Cấy meo: Từ ống nghiệm meo cấp I, dùng dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng.
e/ Ủ meo: 15-25 ngày to 30-35oCf/ Chọn giống: Chọn chai phát triển nhanh không bịch; loại bỏ chai xấu, bịch.
Tơ nấm trên môi trường cấp 2 (Ảnh: Xuân Đông)
3/ Meo giống cấp 3
a/ Bao bì: Để làm meo dùng chai thủy tinh trong suốt hay bao túi PP kích thước nhỏ, chịu được to và áp xuất cao. Để làm bịch tưới trồng dùng túi P.E kích thước 22x 36cm.
b/ Nguyên liệu: dùng 1 trong số các nguyên liệu rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cùi bắp. Bắp, cám, tốt , mới ,khô, không ẩm, không mốc.
c/ Môi trường: Rơm, rạ 1kg, cám 50g, bắp 150g, nước vôi 1%. Rơm rạ cắt ngắn 2-3cm phơi thật khô, trước khi làm meo ngâm nước vôi 1%, khoảng 2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm. Bắp,cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ. Trộn đều các nguyên liệu, dậm đạp cho mềm, xong cho vào chai hay bịch.
d/ Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và meo bịch PP ở 1,5 atm/1 giờ. Hấp khử trùng bịch trồng PE 90 – 100 oC trong 4 – 6 giờ.e/Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy 1 cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi trường đã hấp.
f/Ủ meo: Nấm rơm, 30 – 350C, 6 ngày đầy và sử dụng 6 – 10 ngày.g/Chọn meo: Chăm sóc meo thường xuyên để loại bỏ meo nhiễm ngay.
Tơ nấm trên môi trường cấp 3 ( Ảnh: Xuân Đông)
Có thể bạn quan tâm
Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.
Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.
Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".
Trước tình trạng thương hiệu của cây tỏi Lý Sơn đang bị một số đối tượng lợi dụng để trục lợi, mới đây UBND huyện Lý Sơn đã thông qua đề án phát triển cây tỏi và tiến hành mở gian hàng tỏi tại chợ trung tâm huyện.