Rong Nho Món Rau Xanh Bổ Dưỡng

Rong nho mọc trên nền đáy là đất bùn cát, tại vùng biển có độ mặn cao, ở những vũng vịnh kín sóng, nước trong. Rong nho chỉ có thể phát triển ở nhiệt độ nóng. Với nhiệt độ dưới 22oC, rong nho có thể ngừng phát triển. Rong nho tăng trưởng rất nhanh, mỗi ngày dài thêm khoảng 2cm. Trong môi trường nhiều chất hữu cơ, Rong nho càng phát triển mạnh. Loại Rong nho này là nguồn thực phẩm có giá trị và cung cấp nhiều vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng như sắt, I-ốt, can xi.

Sau 2 tháng nuôi trồng, Rong nho có thể thu hoạch. Công đoạn xử lý sau thu hoạch chủ yếu là giữ cho Rong nho đạt được độ cứng. Khi thu hoạch, Rong nho cần được rửa sạch nước biển, cắt bỏ phần nhánh và rễ. Phần giống như chùm nho để đạt được thành thương phẩm, phải có chiều dài trên 5cm. Rong tươi có thể lưu hành trên thị trường trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.