Rau Quê Xuống Phố Trong Phiên Chợ Khuya

Hàng ngày, vào thời điểm mà hầu hết mọi người đều đang ngon giấc thì có những người lao động phải tất bật sửa soạn hàng hóa từ giữa khuya để kịp phiên chợ sớm trong thành phố. Bất kể đêm sương gió lạnh, họ vẫn đều đặn thực hiện công việc của mình trước khi trời sáng.
Sinh ra tại một vùng quê chuyên trồng rau sạch ở khu phố Phú Cường, thị trấn Phú Long, (Hàm Thuận Bắc) đến nay chị Chung Thị Mỹ Phước đã có thâm niên hơn 10 năm buôn bán rau khuya tại chợ Phan Thiết. Hàng ngày, cứ tầm 1, 2 giờ sáng là chị cùng chồng chất đầy các giỏ rau tươi trên 2 chiếc xe gắn máy rồi thồ xuống chợ phố.
Ngoài những sản phẩm do gia đình tự trồng, chị Phước cũng thu mua rau của các hộ lân cận để đủ số lượng cung cấp trong mỗi phiên chợ. “Thường thì chiều hôm trước là mình sẽ chạy xe đi gom rau ở các nhà vườn mối, rồi về sắp thành từng bó. Chờ đến khuya là hai vợ chồng cùng thồ hàng xuống Phan Thiết. Tuy cực nhưng làm riết thành quen. Giờ mà mình nghỉ làm nghề này thì cũng không biết chuyển sang làm nghề gì để sống cả” - chị Phước chia sẻ.
Những phiên chợ khuya tại Phan Thiết, ngoài các mặt hàng rau của những người sống vùng ven đô chở tới bán, còn có rau quả của những người trồng tại một số phường trong thành phố. Phú Thủy là phường có khá nhiều hộ dân chuyên trồng rau, giá các loại và tự tay đem ra họp chợ vào buổi khuya.
Chị Nguyễn Thị Hà - một người chuyên trồng giá tại phường Phú Thủy cho biết: “Tiếng là ở nội thành nhưng gia đình tôi đã bắt đầu trồng giá bán từ năm trước. Nhờ nhà ở gần chợ nên việc vận chuyển cũng không quá khó khăn, chỉ ngại nhất là hôm nào cũng phải tranh thủ ngủ sớm để mai không phải ngủ tại chợ”.
Để có được các giỏ rau tươi xanh kịp phiên chợ, từ buổi chiều hôm trước, những tiểu thương phải đi gom hàng tại từng nhà. Một số tiểu thương thì hoạt động theo kiểu “tự cung tự cấp”, tức gia đình có sẵn nghề trồng rau và họ trực tiếp vận chuyển xuống chợ để bán.
Khác với những hàng rau ban ngày nằm trong các gian chợ, những người bán rau khuya này thường bắt đầu công việc từ lúc 1, 2 giờ cho đến tầm 6, 7 giờ sáng. Các khách mua rau thường là mối quen, mua với số lượng nhiều. Do vậy, thu nhập của những buổi họp chợ khuya này cũng tương đối xứng đáng với giá trị lao động của họ.
Chị Phước cho biết thêm: Bình quân mỗi chuyến hàng chở xuống Phan Thiết, nếu bán hết sẽ lời khoảng 200 ngàn đồng. Hôm nào khách dặn số lượng nhiều thì chị cùng chồng chở hai chuyến, thu nhập cũng tăng thêm.
Khi ánh mặt trời lên, đánh tan màn đêm thì những gánh hàng rau này cũng bắt đầu được dọn dẹp. Họ lại trở về đồng để chăm từng luống rau, bắt đầu vòng quay của cuộc mưu sinh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 117.357 ha, sản lượng ước đạt trên 230.000 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh chưa mang tính bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, giá cao su trong nước liên tục giảm, hiện nay, giá cao su được tư thương thu mua trên địa bàn cũng chỉ mức 5.000 đồng-6.000 đồng/kg mủ nước dạng chén nên năm nay coi như gia đình thất thu. Nhưng không vì thế mà chị bỏ bê việc chăm sóc vườn cây.

Số tiền này được bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp, đan lát xuất khẩu; sản xuất cơ khí phụ trợ; cung ứng vật tư nông nghiệp; bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; thu gom rác thải sinh hoạt, san lấp mặt bằng làm đường giao thông nông thôn; đưa rước công nhân khu công nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi gia súc-gia cầm-thủy sản (số dư nợ trợ vốn đến cuối tháng 9 là trên 34 tỷ đồng).

Với diện tích 0,3ha đất vườn trồng xoài cát chu và cát Hòa Lộc, anh Đỗ Văn Tới, một xã viên trồng xoài nhiều năm liền tại ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương cho biết, thời tiết năm nhuần tương đối thuận lợi cho việc trồng xoài nghịch mùa, chi phí bỏ ra cho vườn xoài khoảng 40 triệu đồng, ước tính nếu thu hoạch hết, anh có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá lươn cỡ 250 - 300gram/con từ 150.000 - 160.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg).