Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Bình Được Mùa, Được Giá Và Cảnh Báo

Bắc Bình Được Mùa, Được Giá Và Cảnh Báo
Ngày đăng: 05/03/2014

Nắng nhiều cộng thêm có nước giúp cây trồng ở Bắc Bình phát triển ở thế tốt nhất có thể nhưng cũng đồng thời góp phần quyết định việc thiếu nước, khi nguồn nước ở các hồ thủy lợi đều tùy thuộc vào tình hình phát điện của thủy điện Đại Ninh...

Được 2 trúng

Những ngày qua, một số vùng đồng ở Bắc Bình đã cho thu hoạch lúa đông xuân, tính ra chỉ khoảng 5% so với tổng diện tích 9.000 ha lúa vụ này trên địa bàn huyện. Năng suất đạt từ 8 - 8,5 tấn/ha, bước mở màn mùa vụ đã thấy cao hơn cùng thời điểm năm trước từ 1  - 2,5 tấn/ha và cũng báo hiệu những diện tích khác sẽ đạt năng suất tương tự, có khi còn cao hơn. Nhiều lão nông khẳng định như thế, vì qua tết đến giờ, trời nắng lớn, nước không thiếu.

Cộng thêm nông dân năng chăm sóc, phát hiện và khắc phục sâu bệnh sớm, cùng giá lúa tăng dần từ trước tết đến nay. Hiện lúa đang có giá 7.400 đồng/kg, tăng 20% so với giá lúa cùng thời điểm năm trước nên quy ra, 1 ha lúa thu về khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí có lãi hơn vụ đông xuân trước.

Không chỉ thế, nhờ kéo dài các tuyến kênh tận dụng nước từ hồ PoPo, hồ Năm Heo nên vụ này nhiều nông dân ở Bình An, Phan Hòa, Phan Thanh... đã khai hoang sản xuất thêm khoảng 700 ha. Vì vậy, vụ lúa đông xuân này, nông dân Bắc Bình khấp khởi chuyện bội thu.

Trong khi đó, những nhà vườn trồng thanh long ở đây đã và đang trúng vụ thanh long chong đèn. Với giá 28.000 – 30.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn thu về con số vài trăm triệu đồng, một mức thu phổ biến ở Bắc Bình. Vì mới phát triển thanh long rộ  2 - 3 năm nay nên các nhà vườn Bắc Bình cũng không có cơ hội so sánh rõ mùa chong đèn này thu đạt nhiều hay ít so với trước như các vùng khác.

Tuy nhiên, bây giờ ở đây, chưa có cây trồng nào được trồng rầm rộ như cây thanh long. Cùng với những kênh mương được nối dài, nước về giúp nhiều vùng đất hoang được đưa vào trồng lúa, các vùng đất khác, dân tính toán trồng thanh long. Theo báo cáo của huyện, diện tích thanh long trên địa bàn 1.517 ha. Còn theo diện tích thanh long đề nghị được cung cấp nước là 3.000 ha. Nhưng trên thực tế, nhiều người ước tính toàn địa bàn huyện đã lên khoảng 5.000 ha.

Nhen nhuốm nguy cơ

Chỉ còn gần 20 ngày nữa là các cánh đồng trên địa bàn huyện sẽ dứt nước đợt cuối để lúa chín thu hoạch. Nhưng hiện tại, mực nước hồ Cà Giây, nơi nhận nước xả đầu tiên của thủy điện Đại Ninh đang có dung tích hữu ích 7,5 triệu m3, thấp hơn 4,5 triệu m3 so cùng thời điểm năm ngoái. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước và việc giãn mùa vụ gieo trồng hè thu có thể xảy ra.

Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chi nhánh Bình Thuận, nếu thời tiết năm nay thuận lợi, cộng thêm thủy điện Đại Ninh phát điện, xả nước đáp ứng yêu cầu theo văn bản của UBND tỉnh thì vụ hè thu này ở Bắc Bình cũng triển khai trễ hơn năm ngoái từ 10 - 20 ngày.

Theo dự báo, năm nay mùa mưa sẽ đến trễ, trong khi Bắc Bình thường có ngày nắng cao, tỷ lệ bốc hơi nhanh và việc sản xuất chỉ bắt đầu khi các hồ tích được một lượng nước đảm bảo. 

Các nông dân, nhất là nhà vườn trồng thanh long quan sát thấy có những thời điểm thủy điện xả nước nhiều nhưng cũng có lúc xả rất ít nên ước có một hồ chứa khác bên cạnh hồ Cà Giây để tích nước thì không phải lo nhiều.

Thực ra, trong quy hoạch thủy lợi Bình Thuận đến 2020 có kế hoạch xây dựng hồ Sông Lũy, hồ chứa nước quyết định sản xuất kinh doanh trong mùa khô không chỉ cho Bắc Bình, Tuy Phong mà cả huyện Hàm Thuận Bắc, tính theo kênh 812 - Châu Tá.

Việc mở rộng diện tích sản xuất của cây lúa, thanh long trong năm nay ở đây đã báo hiệu việc thiếu nước gay gắt sẽ diễn ra trong mấy năm tới, nếu như không kịp thời xây dựng hồ Sông Lũy hay một phương án khác để chủ động nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

21/06/2013
Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

22/06/2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

05/03/2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

07/03/2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013