Hiệu quả từ cây chôm chôm

Toàn huyện Nghĩa Hành có hơn 30ha chôm chôm, được trồng nhiều ở hai xã Hành Nhân và Hành Minh.
Nhiều nông dân cho biết, một gốc chôm chôm khoảng 4 năm tuổi trở lên, nếu trúng mùa có thể thu về khoảng 2 - 4 tạ quả.
Với giá bán 15.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân sẽ có thu nhập khá nếu so với các loại cây ăn quả khác.
Gia đình anh Huỳnh Văn Khôi, ở thôn Long Bành Bắc, xã Hành Minh trồng được 2 sào, năm nay chôm chôm sum suê quả, nên anh rất phấn khởi. Anh Khôi cho biết:
“Từ đầu mùa đến giờ, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn, giá bán so với năm trước cao hơn nên những nhà vườn ở đây ai cũng vui”.
Người dân rất vui vì chôm chôm được mùa, được giá.
Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp nên cây chôm chôm ở đây phát triển rất tốt; công chăm bón, phân thuốc cũng ít nên bà con đỡ tốn chi phí.
Mặc dù diện tích chôm chôm ở xã Hành Nhân, Hành Minh còn khá khiêm tốn so với một số loại cây trồng khác nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho bà con rất cao.
Ông Phan Thanh Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh, cho hay:
“Toàn xã có khoảng 15ha chôm chôm.
Về chất lượng, chôm chôm trồng ở xã không thua kém so với các tỉnh khác.
Nhưng vấn đề là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn. Sắp tới xã sẽ thành lập tổ hợp tác để giúp cho bà con trao đổi kinh nghiệm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Tiếp đó sẽ xúc tiến xây dựng thương hiệu chôm chôm “Made in Nghĩa Hành” để khẳng định hơn nữa vị thế của cây chôm chôm ở đây”.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.

Tại lễ tổng kết, các đơn vị hoạt động nghề đăng kiến nghị các cấp, các ngành một số vấn đề như: Giải quyết tình trạng một số ngư dân hoạt động nghề khác thường xuyên xâm lấn vào vùng nước nghề đăng; có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nghề đăng phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản để đa dạng ngành nghề; giúp đỡ các hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động...

Vài năm gần đây, anh Nguyễn Văn Tám ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.

Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.