Hiệu quả từ cây chôm chôm

Toàn huyện Nghĩa Hành có hơn 30ha chôm chôm, được trồng nhiều ở hai xã Hành Nhân và Hành Minh.
Nhiều nông dân cho biết, một gốc chôm chôm khoảng 4 năm tuổi trở lên, nếu trúng mùa có thể thu về khoảng 2 - 4 tạ quả.
Với giá bán 15.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân sẽ có thu nhập khá nếu so với các loại cây ăn quả khác.
Gia đình anh Huỳnh Văn Khôi, ở thôn Long Bành Bắc, xã Hành Minh trồng được 2 sào, năm nay chôm chôm sum suê quả, nên anh rất phấn khởi. Anh Khôi cho biết:
“Từ đầu mùa đến giờ, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn, giá bán so với năm trước cao hơn nên những nhà vườn ở đây ai cũng vui”.
Người dân rất vui vì chôm chôm được mùa, được giá.
Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp nên cây chôm chôm ở đây phát triển rất tốt; công chăm bón, phân thuốc cũng ít nên bà con đỡ tốn chi phí.
Mặc dù diện tích chôm chôm ở xã Hành Nhân, Hành Minh còn khá khiêm tốn so với một số loại cây trồng khác nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho bà con rất cao.
Ông Phan Thanh Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh, cho hay:
“Toàn xã có khoảng 15ha chôm chôm.
Về chất lượng, chôm chôm trồng ở xã không thua kém so với các tỉnh khác.
Nhưng vấn đề là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn. Sắp tới xã sẽ thành lập tổ hợp tác để giúp cho bà con trao đổi kinh nghiệm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Tiếp đó sẽ xúc tiến xây dựng thương hiệu chôm chôm “Made in Nghĩa Hành” để khẳng định hơn nữa vị thế của cây chôm chôm ở đây”.
Related news

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.

Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.