Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Vương quốc Thái Lan trong việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolaise đã được nuôi thành công ở hợp tác xã Phôn Yang Khăm, tỉnh Sakon Nakhon, Thái Lan.
Được biết, bò Charolais là giống bò thịt lâu đời có nguồn gốc và phát triển mạnh ở vùng Charolles của nước Pháp, có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ, lớn nhanh và hiệu quả sản xuất thịt bò cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu chủ yếu là trắng kem, tuy nhiên cũng có con màu vàng tối. Vì giống bò này lớn nhanh, to con, cơ bắp nổi rõ nên khối lượng thịt xẻ cao. Con đực nặng 1.200 - 1.300 kg, con cái 700 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Bò đực giống Charolais đạt khối lượng 800 - 900 kg ở 500 ngày tuổi. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Tuy nhiên để đưa giống bò này về nuôi thử nghiệm ở Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý cho Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân), Nga Lộc (Can Lộc), Trường Sơn (Đức Thọ).
Trong 2 ngày, hơn 100 hộ nông dân ở 3 xã triển khai mô hình và cán bộ kỹ thuật, dẫn tinh viên ở 3 huyện được các giảng viên Trường đại học Kaettart tập trung giảng dạy 3 chuyên đề: Truyền tinh nhân tạo bò công nghệ cao có tiêm kích thích hooc môn sinh dục tố; Bảo quản và chế biến thức ăn cho bò bằng các sản phẩm nông nghiệp; Quản lý và tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng bò trong hộ dân, trang trại để đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong nuôi bò thịt chất lượng cao cho bà con nông dân là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình cải tạo chất lượng đàn bò của các xã xây dựng mô hình nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.