Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Điểm Trong Nông Nghiệp
Trong năm 2013, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã thực hiện hiệu quả các mô hình điểm. Trong chương trình cánh đồng sản xuất tập trung, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai được 22 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tổng diện tích 4.233 ha, với 2.977 hộ tham gia.
Đồng chí Trần Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú cho biết: "Qua đánh giá sơ bộ hiệu quả của mô hình thì chi phí sản xuất giảm từ 3,5 đến 5 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình, lợi nhuận tăng thêm từ 500 đến 1 triệu đồng/ha".
Đối với chương trình cánh đồng mẫu lớn đã củng cố và duy trì 6 điểm thực hiện mô hình, với tổng diện tích hơn 807 ha, trong 2 vụ lúa chính là Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013, với quy mô từ 40 đến 400 ha/điểm. Trong đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, với diện tích 80 ha, có 89 hộ dân tham gia; đồng thời tạo được sự liên kết trong sản xuất giữa các hộ dân để thành lập 3 tổ HTX, được sự đầu tư hỗ trợ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng Trạm bơm điện, được Công ty Bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ dụng cụ và hướng dẫn nông dân thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đồng ruộng.
Cũng trong năm 2013, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục duy trì diện tích ứng dụng công nghệ sinh thái trên lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013 với diện tích 10 ha tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong quản lý sâu rầy.
Có thể bạn quan tâm
Đứng trầm ngâm trước đống mía được chặt đang chờ xe tải đến bốc, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Thành An, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), thở dài: “Năm nay nắng nóng kéo dài, năng suất mía rất kém, cộng với việc đốn mía chậm cũng khiến chữ đường trong mía giảm. Hơn nữa, với giá thu mua của Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi), tính ra mỗi tấn mía của chúng tôi thu về chưa đến 700.000 đồng
Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.
UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.
Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.