Hiệu Quả Sử Dụng Rơm Làm Phân Bón Tại Gia Bình
Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Sản xuất nông nghiệp hiện nay có xu hướng lạm dụng quá mức các loại phân hoá học, thuốc BVTV đã làm cho đất bị suy giảm về dinh dưỡng, thành phần cơ giới đất, mất cân đối, cây trồng sinh trưởng phát triển không đồng đều. Trong khi đó sản phẩm phụ của nông nghiệp sau thu hoạch thay phân chuồng chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện việc dùng chế phẩm Bio-plant ủ rơm sau thu hoạch lúa mùa 2012. Đến nay qua kiểm tra và đánh giá của cán bộ kỹ thuật cùng với các hộ nông dân tham gia mô hình trên các xã Đông Cứu, Thái Bảo, Vạn Ninh, Đại Bái, Quỳnh Phú, Nhân Thắng và thị trấn Gia Bình cho thấy tất cả đống rơm ủ được hướng dẫn kỹ thuật mặc dù thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp nhưng sau 40-45 ngày ủ, độ hoai mục của rơm đạt kết quả cao. Rơm được ủ bằng chế phẩm Bio-plant đã được làm phân bón cho lúa và cây màu vụ xuân đem lại kết quả tích cực.
Qua theo dõi của cán bộ kỹ thuật thì trên cây lúa cấy vụ xuân được bón phân từ ủ rơm bằng chế phẩm Bio-plant thì độ xanh của lá đòng bền hơn, tỷ lệ gié cấp 2, cấp 3 cao hơn, hạt thóc màu sáng hơn, trọng lượng nghìn hạt cao hơn. Năng suất ước tăng khoảng từ 3-5%. Dùng bón cho các loại cây màu cũng vậy, trên cây khoai sọ với diện tích 480m² tại xã Vạn Ninh: cây cao hơn 15-20 cm, khoai khoẻ mạnh không bị sâu bệnh gây hại nhất là bệnh rỉ sắt, bệnh thán thư thường gây hại nặng trên khoai sọ.
Cây dưa chuột so với đối chứng bón phân hoá học trên diện tích 720m² tại xã Quỳnh Phú, được bón phân bằng rơm rạ ủ chế phẩm Bio-plant dưa chuột sinh trưởng phát triển cân đối, dưa cất ngọn ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, ít nhiễm bệnh sâu hại, quả thẳng cong đều. Trên cây bí xanh với diện tích 420m² tại xã Nhân Thắng và Xã Quỳnh Phú được bón phân cây phát triển cân đối ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, không xuất hiện bệnh phấn trắng trên lá, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với đối chứng.
Thiết nghĩ trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bằng nhiều hình thức như: hội nghị đầu bờ, pano, áp phích, tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh để người dân ở các địa phương trong tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của việc “thu gom, xử lý rơm sau thu hoạch làm phân ủ hữu cơ vi sinh” góp phần giảm ô nhiễm môi trường do khói đốt rơm, rạ.
Về lâu dài, UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ để sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn; đầu tư hỗ trợ tiền mua chế phẩm sinh học xử lý rơm làm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh và đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý rơm làm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân. Làm được như vậy sẽ giảm ô nhiễm môi trường do khói đốt rơm, rạ và góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trên đàn gà 114 con làm 102 con bị chết.
Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, được hỗ trợ kỹ thuật, phát huy sức mạnh tập thể… là những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) ở xã Tân An (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã triển khai và khá thành công trong những năm gần đây.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung 128 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 1.470 tấn hạt giống lúa, 388 tấn hạt giống ngô và 28,7 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.