Cận Cảnh Hàng Nghìn Ngôi Nhà Chìm Trong Cơn Lũ Khủng Khiếp
Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đến thời điểm này đã có hơn 11 ngàn căn nhà bị ngập nước, 54 nhà bị cuốn trôi; đã di dời trên 1.700 hộ. Có gần 5 km đường quốc lộ và tỉnh lộ bị ngập, hư hỏng; trên 700 km đường giao thông nông thôn và 35 cầu, cống bị hư hỏng; tổng thiệt hại ước tính hơn 310 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có trên 2 ngàn ha lúa thu đông mất trắng do vỡ bờ bao.
Mực nước khu vực đầu nguồn ở ĐBSCL vẫn đang diễn biến phức tạp. Lũ lớn vẫn đang tiếp tục gây nhiều thiệt hại về người và của. Các địa phương vùng lũ vẫn đang ra sức chống chọi và tiếp tục cho công tác khắc phục hậu quả.
Sạt lở vẫn cứ tiếp diễn đang là nỗi lo lớn cho các địa phương vùng lũ. Ở Đồng Tháp, ở các huyện Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, tình trạng sạt lở đất ven sông đã gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân.
Tại địa bàn ấp Chi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, dọc các khu dân cư, là cảnh nước trắng trời bao quanh, nhiều nhà dân nước ngập đến nóc, dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất hoặc bì bõm lội trong nhà.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.
Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.
Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.
Những ngày giữa năm, ngư dân các xã ven biển huyện Gò Công Đông được mùa nên họ liên tiếp ra khơi. Những chuyến ghe đầy ắp các loại tôm, mực, cá… mang niềm vui mới, cho thấy một năm làm ăn được mùa.
Đó là thông tin được ông Phạm Văn Công- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)- đưa ra tại Hội nghị Điều quốc tế năm 2014 tổ chức tại Vũng Tàu gần đây.